Những người Aztec thời nay trở thành tín đồ đạo Đấng Ki-tô
Những người Aztec thời nay trở thành tín đồ đạo Đấng Ki-tô
“Các đền thờ trở thành tro bụi, các tượng thần bị phá hủy và các sách thánh bị thiêu rụi, nhưng các vị thần cổ xưa vẫn sống trong trái tim của người da đỏ”.—Theo cuốn Văn hóa Mexico cổ xưa (Las antiguas culturas mexicanas).
Mexico là quê hương của người Aztec. Vào thế kỷ 13 họ chỉ là một bộ tộc di cư nhỏ bé nhưng rồi trở thành một đế chế hùng mạnh ngang tầm với đế chế Inca ở Peru. Mặc dù đế chế Aztec đã sụp đổ năm 1521 khi Tây Ban Nha chinh phục Tenochtitlán, nhưng ngôn ngữ của người Aztec là tiếng Nahuatl thì vẫn được sử dụng *. Khoảng một triệu rưỡi người dân bản địa tại ít nhất 15 bang của Mexico vẫn sử dụng ngôn ngữ này. Như nhà nghiên cứu Walter Krickeberg nói ở đầu bài, ngôn ngữ này đã góp phần gìn giữ một số niềm tin từ xa xưa của người Aztec. Những niềm tin đó là gì?
Những phong tục lạ mà quen
Có lẽ thực hành được biết đến nhiều nhất của người Aztec là hiến tế người sống. Thực hành này dựa trên niềm tin cho rằng mặt trời sẽ chết nếu không được nuôi bằng tim và máu của con người. Theo tu sĩ Tây Ban Nha Diego Durán thì vào năm 1487, trong dịp dâng hiến đền thờ vĩ đại hình kim tự tháp ở Tenochtitlán, hơn 80.000 người đã bị hiến tế trong bốn ngày.
Thực hành này khiến người Tây Ban Nha khiếp sợ nhưng họ cũng ngạc nhiên khi thấy nhiều niềm tin của người Aztec có nét tương đồng với Giáo hội Công giáo của họ. Thí dụ, người Aztec cử hành một dạng bí tích thánh thể mà theo đó, họ ăn các tượng thần làm bằng bắp hoặc đôi lúc ăn thịt của những người bị hiến tế. Người Aztec cũng xưng tội, dùng thập tự giá và làm báp-têm cho trẻ sơ sinh. Có lẽ điểm tương đồng đáng ngạc nhiên nhất là họ thờ nữ thần đồng trinh Tonantzin, là “Mẹ của các vị thần”. Người Aztec gọi nữ thần này một cách thân thương là “Người mẹ nhỏ bé của chúng con”.
Người ta nói vào năm 1531, trên ngọn đồi mà người Aztec thờ nữ thần Tonantzin, Đức mẹ Đồng trinh của Guadalupe có da màu sẫm và nói tiếng Nahuatl đã hiện ra với một người da đỏ Aztec. Điều này đã thúc đẩy người Aztec cải sang đạo Công giáo. Một điện thờ dành cho nữ thần đồng trinh này đã được xây dựng trên nền của đền thờ nữ thần Tonantzin. Vào ngày 12 tháng 12 hằng năm, có hàng trăm ngàn người Mexico sùng đạo đến viếng thánh đường này, nhiều người trong số họ nói tiếng Nahuatl.
Tại những cộng đồng người Aztec ở vùng núi xa xôi, những người nói tiếng Nahuatl có rất nhiều lễ hội dành cho các vị thánh hộ mệnh, một số lễ hội kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Một sách nói về người Aztec (El universo de los aztecas) bình luận rằng những *”. Văn hóa Nahuatl cũng liên hệ rất nhiều đến tà thuật. Khi mắc bệnh, họ đi đến thầy lang, tức người làm nghi lễ tẩy uế và hiến tế thú vật. Ngoài ra, nạn mù chữ cũng lan tràn, hầu hết người dân không thể đọc cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Nahuatl. Sự đói nghèo cùng với việc bám vào các truyền thống và ngôn ngữ đã khiến họ bị những người xung quanh cô lập.
người bản xứ “kết hợp việc thờ phượng các thánh của Công giáo với những lễ hội được cử hành trước thời tướng CortésSự thật trong Kinh Thánh đến với người Aztec
Trong nhiều năm, Nhân Chứng Giê-hô-va ở Mexico đã nỗ lực đem ‘tin mừng về Nước Đức Chúa Trời’ đến cho mọi người (Ma-thi-ơ 24:14). Vào năm 2000, chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va tại Mexico đã tiến hành kế hoạch rao giảng cho người nói tiếng Nahuatl bằng chính ngôn ngữ của họ. Chi nhánh cũng tổ chức các hội thánh tiếng Nahuatl cho những người đang phải dự nhóm họp tiếng Tây Ban Nha. Một nhóm dịch đã được thành lập để phát hành những ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl. Các Nhân Chứng cũng nỗ lực dạy người nói tiếng Nahuatl biết đọc và viết. Kết quả là gì? Hãy xem những kinh nghiệm sau.
Khi một phụ nữ bản xứ lần đầu tiên nghe bài giảng dựa trên Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl, bà thốt lên: “Chúng tôi đã dự nhóm họp từ mười năm nay, lần nào ra về cũng nhức cả đầu vì không hiểu rõ tiếng Tây Ban Nha. Nhưng giờ đây, đời sống chúng tôi như được bắt đầu lại!”. Ông Juan, 60 tuổi, đã học Kinh Thánh và cùng vợ con đi nhóm họp bằng tiếng Tây Ban Nha trong tám năm mà không tiến bộ. Sau đó, ông học Kinh Thánh bằng tiếng Nahuatl. Chưa đầy một năm, ông đã báp-têm trở thành Nhân Chứng!
Như các kinh nghiệm trên cho thấy, nhiều người đã biết đến Kinh Thánh lần đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng họ không hiểu hết ý nghĩa. Việc dự nhóm họp, hội nghị và đọc các ấn phẩm trong tiếng mẹ đẻ đã giúp họ nắm vững sự thật trong Kinh Thánh và hiểu rõ trách nhiệm của tín đồ đạo Đấng Ki-tô.
Vượt qua trở ngại
Để tiến bộ về tâm linh, những người nói tiếng Nahuatl đã gặp phải nhiều trở ngại. Chẳng hạn như họ bị áp lực phải tham dự các lễ hội tôn giáo. Tại San Agustín Oapan, Nhân Chứng Giê-hô-va không được phép rao giảng từng nhà. Người ta sợ việc rao giảng từng nhà sẽ khiến dân chúng ngừng góp tiền cho các lễ hội. Khi anh Florencio và một nhóm Nhân Chứng địa phương đang rao giảng thì ba trong số họ bị bắt. Trong vòng 20 phút, một đám đông kéo đến để quyết định sẽ xử họ thế nào.
Anh Florencio nhớ lại: “Họ muốn giết chúng tôi ngay tại chỗ. Một số người đòi trói chúng tôi lại rồi quăng xuống sông cho chết đuối! Chúng tôi bị nhốt suốt đêm trong tù. Hôm sau, một luật sư là Nhân Chứng cùng hai anh khác đến giúp chúng tôi, nhưng họ cũng bị nhốt vào tù. Cuối cùng, chính quyền thả chúng tôi với điều kiện là phải rời khỏi thị trấn”. Bất chấp những gì xảy ra, một hội thánh được thành lập vào năm sau, với 17 Nhân Chứng và khoảng 50 người dự nhóm họp.
Tại cộng đồng nói tiếng Nahuatl ở Coapala, một Nhân Chứng tên là Alberto được mời tham dự một lễ hội địa phương. Vì từ chối, anh đã bị bỏ tù. Người ta triệu tập một cuộc họp, và nhiều người la hét đòi treo cổ anh để cảnh cáo những ai dám từ bỏ phong tục địa phương cũng như có ý định gia nhập tôn giáo của anh. Một số Nhân Chứng cố gắng giải thoát anh nhưng họ cũng bị bắt. Khi lễ hội kéo dài một tuần kết thúc, mọi người mới được thả ra. Vì sự chống đối vẫn tiếp diễn, các Nhân Chứng địa phương cần sự giúp đỡ của cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Sau đó, một lệnh được ban hành và sự ngược đãi chấm dứt. Điều thú vị là chỉ trong một thời gian
ngắn sau đó, người dẫn đầu sự chống đối lại chấp nhận sự thật từ Kinh Thánh và làm báp-têm. Giờ đây, tại thị trấn ấy có một hội thánh.Sẵn sàng cho mùa gặt
Nhận thấy tiềm năng phát triển của cánh đồng Nahuatl, nhiều Nhân Chứng đang học ngôn ngữ này. Dù vậy, cũng có nhiều thử thách. Người nói tiếng Nahuatl rất nhút nhát, dùng ngôn ngữ của mình một cách dè dặt vì trước đó họ đã bị bạc đãi. Ngoài ra, ngôn ngữ này cũng có nhiều biến thể hoặc phương ngữ.
Một người rao giảng trọn thời gian tên là Sonia đã giải thích tại sao chị quyết định học tiếng Nahuatl: “Gần nhà tôi có khoảng 6.000 lao động nhập cư nói tiếng Nahuatl sống ở một khu nhà ọp ẹp và có người canh gác. Họ dễ bị tổn thương và xấu hổ”. Chị Sonia nói tiếp: “Điều kiện sống của họ khiến tôi cảm thấy rất buồn, vì người nói tiếng Nahuatl từng là một dân tộc đáng tự hào, là cội nguồn văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đã rao giảng cho họ suốt 20 năm qua bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng họ không thể hiểu hết và cũng không chú ý nhiều. Tuy nhiên, việc học một vài từ trong tiếng Nahuatl đã cho tôi nhiều cơ hội nói chuyện với họ. Họ vây quanh tôi để lắng nghe. Tôi đề nghị với một phụ nữ rằng sẽ dạy cô ấy đọc và viết, còn cô ấy dạy tôi tiếng Nahuatl. Giờ đây, tất cả họ đều biết tôi là người phụ nữ nói tiếng Nahuatl. Tôi cảm thấy như đang được làm giáo sĩ trên chính quê hương mình”. Ngày nay, ở vùng đó có một hội thánh nói tiếng Nahuatl.
Một người rao giảng trọn thời gian khác tên là Maricela cũng đang cố gắng hết sức học tiếng Nahuatl. Ban đầu, chị hướng dẫn Kinh Thánh bằng tiếng Tây Ban Nha cho một cụ ông 70 tuổi tên là Félix. Khi đã biết tiếng Nahuatl nhiều hơn, chị Maricela bắt đầu giải thích Kinh Thánh bằng tiếng của ông. Điều này có tác động tích cực. Chị cảm động biết bao khi ông Félix hỏi: “Đức Giê-hô-va có lắng nghe khi tôi nói với ngài bằng tiếng Nahuatl không?”. Ông Félix rất vui khi biết Đức Giê-hô-va hiểu mọi ngôn ngữ. Dù phải đi bộ mất một tiếng rưỡi để đến nhóm họp, ông vẫn tham dự đều đặn. Giờ đây, ông đã làm báp-têm. Chị Maricela nói: “Tôi vui mừng biết bao khi được hợp tác với các thiên sứ để loan báo tin mừng cho mọi người!”.—Khải huyền 14:6, 7.
Thật vậy, cánh đồng Nahuatl “đã chín và đang chờ gặt hái” (Giăng 4:35). Chúng ta cầu xin Đức Giê-hô-va tiếp tục mời người từ mọi nước, bao gồm những người Aztec có lòng thành, lên núi của ngài để được dạy về đường lối ngài.—Ê-sai 2:2, 3.
[Chú thích]
^ đ. 3 Tiếng Nahuatl thuộc nhóm ngôn ngữ Uto-Aztec, được các bộ tộc như Hopi, Shoshone và Comanche ở Bắc Mỹ sử dụng. Nhiều từ trong tiếng Nahuatl như “avocado”, “chocolate”, “coyote” và “tomato” được sử dụng trong tiếng Anh.
^ đ. 8 Hernán Cortés là một nhà chinh phục đã khiến đế chế Aztec phục dưới quyền hoàng gia Tây Ban Nha trong những năm 1519-1521.
[Bản đồ nơi trang 13]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
THÀNH PHỐ MEXICO
MẬT ĐỘ NGƯỜI AZTEC THEO BANG
150.000
DƯỚI 1.000