Đức Giê-hô-va yêu thương chúng ta qua những cách nào?
“Hãy xem tình yêu thương của Cha đối với chúng ta lớn dường bao”.—1 GIĂNG 3:1.
BÀI HÁT: 91, 13
1. Sứ đồ Giăng đã khuyến giục các tín đồ đạo Đấng Ki-tô suy ngẫm về điều gì và tại sao?
Lời của sứ đồ Giăng nơi 1 Giăng 3:1 thật đáng cho chúng ta suy ngẫm sâu xa với lòng biết ơn. Khi nói “hãy xem tình yêu thương của Cha đối với chúng ta lớn dường bao”, sứ đồ Giăng đang khuyến giục các tín đồ đạo Đấng Ki-tô nghĩ về bản chất yêu thương của Đức Chúa Trời, tình yêu thương ngài dành cho họ mạnh mẽ ra sao và ngài yêu thương họ qua những cách nào. Khi hiểu được tình yêu thương của Đức Giê-hô-va trong những khía cạnh ấy, chắc chắn chúng ta sẽ yêu mến ngài nhiều hơn và mối quan hệ của chúng ta với ngài sẽ thêm gắn bó.
2. Tại sao một số người thấy khó tin là Đức Giê-hô-va yêu thương họ?
2 Dù vậy, đối với một số người, tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con người là một khái niệm xa lạ. Có lẽ họ nghĩ Đức Chúa Trời là đấng chỉ đưa ra luật lệ và trừng phạt những ai không vâng lời. Hoặc có lẽ do bị ảnh hưởng bởi những sự dạy dỗ sai lầm đã ăn sâu vào lòng nên họ cảm thấy Đức Chúa Trời tàn nhẫn và chúng ta không thể nào yêu mến ngài được. Mặt khác, có những người lại tin rằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời là vô điều kiện và dù họ có làm gì đi nữa thì ngài vẫn yêu thương họ. Khi học hỏi Kinh Thánh, anh chị biết được tình yêu thương là đức tính cao cả nhất của Đức Giê-hô-va và chính tình yêu thương đã thúc đẩy ngài hy sinh Con mình làm giá chuộc vì lợi ích của chúng ta (Giăng 3:16; 1 Giăng 4:8). Tuy nhiên, cảm nhận của anh chị về tình yêu thương mà Đức Chúa Trời dành cho mình có thể bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục hay hoàn cảnh xuất thân.
3. Sự thật căn bản nào giúp chúng ta hiểu được tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta?
3 Vậy Đức Giê-hô-va yêu thương chúng ta qua những cách nào? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu về mối quan hệ giữa ngài với chúng ta. Một sự thật căn bản chúng ta cần ý thức là Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo Hóa, ngài đã tạo nên toàn thể nhân loại. (Đọc Thi-thiên 100:3-5). Đó là lý do Kinh Thánh gọi A-đam là “con Đức Chúa Trời”, và Chúa Giê-su dạy các môn đồ gọi Đức Chúa Trời là “Cha chúng con ở trên trời” (Lu 3:38; Mat 6:9). Vì là Đấng Ban Sự Sống nên Đức Giê-hô-va là Cha của chúng ta; mối quan hệ giữa ngài với chúng ta giống như mối quan hệ giữa một người cha với con cái. Nói đơn giản, Đức Giê-hô-va yêu thương chúng ta như cách một người cha tốt yêu thương con cái mình.
4. (a) Đức Giê-hô-va khác với những người cha trên đất như thế nào? (b) Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này và bài tới?
4 Dĩ nhiên, những người cha trên đất đều bất toàn. Dù cố gắng đến đâu họ cũng không thể hoàn toàn phản ánh cách Đức Giê-hô-va biểu lộ tình yêu thương. Trên thực tế, một số người có những ký ức đau buồn của thời thơ ấu vì bị cha mình đối xử nhẫn tâm. Đức Giê-hô-va không bao giờ đối xử với con cái ngài như thế. Ngài là người Cha tốt nhất mà chúng ta có thể có (Thi 27:10). Biết được Đức Giê-hô-va yêu thương và quan tâm đến chúng ta như thế nào chắc hẳn sẽ kéo chúng ta đến gần ngài hơn (Gia 4:8). Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét bốn cách mà Đức Giê-hô-va thể hiện tình yêu thương với chúng ta. Bài tới sẽ thảo luận bốn cách chúng ta có thể biểu lộ tình yêu thương với ngài.
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA LÀ ĐẤNG CUNG CẤP ĐẦY YÊU THƯƠNG
5. Sứ đồ Phao-lô nói với dân thành A-thên điều gì về Đức Chúa Trời?
5 Khi sứ đồ Phao-lô ở A-thên, Hy Lạp, ông để ý thấy thành phố này đầy dẫy hình tượng của các vị thần và dân chúng tin rằng những thần này đã ban cho họ sự sống cùng những điều thiết yếu. Phao-lô được thôi thúc để nói với họ: “Đức Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ và mọi vật trong đó... Ban cho mọi người sự sống, hơi thở và mọi điều... Nhờ ngài mà chúng ta có sự sống, hoạt động và tồn tại” (Công 17:24, 25, 28). Đúng vậy, Đức Giê-hô-va cung cấp “mọi điều” cần thiết giúp chúng ta duy trì sự sống. Hãy nghĩ về một số điều ngài đã ban cho chúng ta vì yêu thương chúng ta.
6. Trái đất phản ánh tình yêu thương mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta như thế nào? (Xem hình nơi đầu bài).
6 Hãy xem trái đất mà Đức Giê-hô-va, đấng dựng nên trời đất, ‘đã ban cho con cái loài người’ (Thi 115:15, 16). Các nhà khoa học đã chi rất nhiều tiền trong việc thăm dò vũ trụ nhằm tìm kiếm những hành tinh khác giống như trái đất. Mặc dù tìm ra hàng trăm hành tinh, họ đã thất vọng vì không một hành tinh nào trong số đó có sự cân bằng phức tạp về các điều kiện để con người có thể sinh sống giống như trên trái đất. Dường như trái đất là hành tinh có một không hai trong vũ trụ mà Đức Chúa Trời đã dựng nên. Hãy thử hình dung, trong vô số các hành tinh thuộc dải Ngân Hà và xa hơn nữa, Đức Giê-hô-va đã tạo nên trái đất không chỉ là một nơi có thể ở được mà đó còn là một ngôi nhà an toàn, xinh đẹp và thoải mái cho loài người! (Ê-sai 45:18). Điều này cho thấy Đức Giê-hô-va yêu thương chúng ta nhiều biết bao.—Đọc Gióp 38:4, 7; Thi-thiên 8:3-5.
7. Cách Đức Chúa Trời tạo nên chúng ta cho thấy ngài thật sự yêu thương chúng ta như thế nào?
7 Dù Đức Giê-hô-va đã tạo dựng một ngôi nhà tuyệt vời cho chúng ta, nhưng ngài biết rằng để hạnh phúc và thỏa lòng, chúng ta cần nhiều hơn những sự cung cấp về vật chất. Một em nhỏ sẽ cảm thấy thật sự yên tâm khi cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm mà cha mẹ dành cho em. Đức Giê-hô-va Sáng 1:27). Hơn nữa, Chúa Giê-su nói: “Hạnh phúc thay những ai nhận biết mình cần sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời” (Mat 5:3). Là một người Cha yêu thương, Đức Giê-hô-va “cung cấp dồi dào mọi thứ mà chúng ta vui hưởng”, cả về vật chất lẫn thiêng liêng.—1 Ti 6:17; Thi 145:16.
đã tạo ra loài người theo hình ảnh ngài, ban cho họ khả năng để cảm nhận và đáp lại tình yêu thương cùng sự quan tâm của ngài (ĐỨC GIÊ-HÔ-VA YÊU THƯƠNG DẠY CHÚNG TA SỰ THẬT
8. “Đức Chúa Trời của sự thật” thể hiện tình yêu thương đối với chúng ta qua cách nào?
8 Những người làm cha yêu thương con cái mình và muốn bảo vệ chúng khỏi bị dẫn dụ và lừa gạt. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không thể hướng dẫn con cái một cách đúng đắn vì chính họ đã chối bỏ những tiêu chuẩn trong Lời Đức Chúa Trời. Điều này thường dẫn đến sự bối rối và thất vọng (Châm 14:12). Đức Giê-hô-va thì khác, ngài cho con cái mình sự hướng dẫn tốt nhất vì ngài là “Đức Chúa Trời của sự thật” (Thi 31:5, NW). Ngài yêu thương con cái của ngài và vui thích chiếu ánh sáng sự thật để hướng dẫn họ trong mọi khía cạnh của đời sống, đặc biệt là trong việc thờ phượng. (Đọc Thi-thiên 43:3). Đức Giê-hô-va đã tiết lộ sự thật nào và làm thế nào điều này cho thấy ngài yêu thương chúng ta?
9, 10. Đức Giê-hô-va cho thấy ngài yêu thương chúng ta như thế nào qua việc tiết lộ sự thật (a) về ngài? (b) về chúng ta?
9 Trước hết, Đức Giê-hô-va tiết lộ sự thật về chính ngài. Ngài tiết lộ danh riêng của ngài, danh ấy xuất hiện trong Kinh Thánh nhiều hơn bất cứ danh nào khác. Qua cách đó, Đức Giê-hô-va đến gần chúng ta và cho chúng ta biết ngài (Gia 4:8). Đức Giê-hô-va cũng tiết lộ về các đức tính và cho chúng ta biết ngài là đấng như thế nào. Trong khi vũ trụ cho thấy quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Giê-hô-va thì qua Kinh Thánh, ngài cũng tiết lộ về sự công lý và đặc biệt là tình yêu thương bao la của ngài (Rô 1:20). Đức Chúa Trời giống như một người cha không những mạnh mẽ và khôn ngoan mà còn công bằng và yêu thương, làm cho con cái cảm thấy gần gũi với ngài.
10 Đức Giê-hô-va cũng tiết lộ sự thật về chúng ta để chúng ta được lợi ích. Đó là sự thật về vị trí của chúng ta trong toàn thể sắp đặt của ngài về mọi việc. Điều này góp phần vào sự hòa bình và trật tự trong gia đình hoàn vũ của ngài. Qua Kinh Thánh, chúng ta biết con người không được tạo ra với quyền tự quyết định điều đúng, điều sai và độc lập khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng học được rằng lờ đi sự thật cơ bản ấy sẽ mang lại hậu quả tai hại (Giê 10:23). Hiểu biết điều này là rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Chỉ qua việc công nhận uy quyền của Đức Chúa Trời, chúng ta mới có thể hưởng bình an và hòa thuận. Đức Giê-hô-va yêu thương chúng ta biết bao khi ngài chọn tiết lộ sự thật quan trọng này!
11. Lời hứa nào của Đức Giê-hô-va cho thấy tình yêu thương và sự quan tâm mà ngài dành cho chúng ta?
11 Một người cha yêu thương thì quan tâm sâu sắc đến tương lai của con cái mình. Ông muốn chúng có mục đích thật sự và ý nghĩa trong đời sống. Đáng tiếc là phần lớn người ta không biết gì về tương lai hoặc dành cả đời theo đuổi những mục tiêu mà không mang lại lợi ích lâu dài (Thi 90:10). Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta cảm thấy thật sự được ngài yêu thương vì ngài đã hứa ban cho chúng ta một tương lai tuyệt vời. Điều đó giúp đời sống của chúng ta có mục đích và ý nghĩa thật sự.
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA KHUYÊN DẠY VÀ SỬA PHẠT CON CÁI CỦA NGÀI
12. Lời khuyên cùng sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va dành cho Ca-in và Ba-rúc cho thấy ngài yêu thương và quan tâm họ như thế nào?
12 Khi Đức Giê-hô-va thấy Ca-in có nguy cơ làm điều xấu xa, ngài đã cố gắng giúp ông bằng cách hỏi: “Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? Nếu ngươi làm Sáng 4:6, 7). Đó là lời khuyên đúng lúc kèm theo sự hướng dẫn hữu ích từ Đức Giê-hô-va. Đáng buồn là Ca-in không để ý đến lời cảnh báo đó và ông đã phải gánh chịu đau khổ (Sáng 4:11-13). Khi thư ký của Giê-rê-mi là Ba-rúc cảm thấy mệt mỏi và chán nản, Đức Giê-hô-va đã cho lời khuyên để giúp ông thấy được thực chất của vấn đề mà ông gặp phải. Khác với Ca-in, Ba-rúc đã chấp nhận lời khuyên của Đức Giê-hô-va và nhờ thế ông đã được bảo toàn mạng sống.—Giê 45:2-5.
lành, há chẳng ngước mặt lên sao?... Ngươi phải quản-trị [tội lỗi]” (13. Tại sao Đức Giê-hô-va cho phép các thử thách xảy ra cho những tôi tớ trung thành của ngài?
13 Phao-lô viết: “Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì sửa phạt người ấy; thật thế, người nào ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt” (Hê 12:6). Tuy nhiên, sự sửa phạt không chỉ giới hạn ở hình phạt mà bao hàm những hình thức khác nhau. Trong Kinh Thánh, có nhiều ví dụ về các tôi tớ trung thành đã trải qua những thử thách tột độ mà trong đó có thể bao gồm sự sửa phạt, và họ đã được rèn luyện qua những thử thách ấy. Hãy nghĩ về Giô-sép, Môi-se và Đa-vít. Lời tường thuật về cuộc đời của họ nằm trong số những lời tường thuật chi tiết và sống động nhất trong Kinh Thánh. Đức Giê-hô-va đã ở cùng họ trong lúc họ trải qua thử thách. Những điều họ học được qua các thử thách ấy đã giúp ích cho họ khi Đức Giê-hô-va giao cho họ những trọng trách lớn hơn. Khi đọc về cách Đức Giê-hô-va hỗ trợ và huấn luyện dân của ngài, chúng ta cảm thấy Đức Giê-hô-va thật sự yêu thương chúng ta.—Đọc Châm-ngôn 3:11, 12.
14. Đức Giê-hô-va cho thấy ngài yêu thương chúng ta như thế nào trong trường hợp chúng ta làm điều sai?
14 Sự sửa phạt từ Đức Giê-hô-va giúp chúng ta thấy một khía cạnh khác về tình yêu thương của ngài. Khi những người làm điều sai chấp nhận sự sửa phạt và ăn năn, họ được ngài “tha-thứ dồi-dào” (Ê-sai 55:7). Điều này có nghĩa gì? Đa-vít miêu tả một cách cảm động về sự tha thứ của Đức Giê-hô-va trong những lời sau: “Ngài tha-thứ các tội-ác ngươi, chữa lành mọi bệnh-tật ngươi, cứu-chuộc mạng-sống ngươi khỏi chốn hư-nát, lấy sự nhân-từ và sự thương-xót mà làm mão-triều đội cho ngươi... Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi-phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu” (Thi 103:3, 4, 12). Mong sao chúng ta luôn để ý để nhận ra lời khuyên của Đức Giê-hô-va, ngay cả sự sửa phạt của ngài, rồi hãy nhanh chóng tiếp nhận, hiểu rằng đó là một biểu hiện của tình yêu thương bao la ngài dành cho chúng ta.—Thi 30:5.
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA CHE CHỞ VÀ BẢO VỆ CHÚNG TA
15. Điều gì cho thấy dân của Đức Giê-hô-va quý giá với ngài?
15 Dĩ nhiên, một trong những điều ưu tiên của người cha yêu thương là che chở và bảo vệ gia đình ông khỏi bất cứ mối nguy hại nào có thể xảy ra. Đức Giê-hô-va, Cha trên trời, cũng làm thế với chúng ta. Người viết Thi-thiên nói về Đức Giê-hô-va: “Ngài bảo-hộ linh-hồn của các thánh Ngài, và giải-cứu họ khỏi tay kẻ dữ” (Thi 97:10). Hãy nghĩ về điều này: Giống như việc anh chị mau mắn bảo vệ đôi mắt của mình vì chúng quý giá với anh chị, Đức Giê-hô-va cũng mau mắn bảo vệ dân của ngài vì họ quý giá với ngài.—Đọc Xa-cha-ri 2:8.
16, 17. Hãy cho biết những cách mà Đức Giê-hô-va che chở và bảo vệ dân của ngài, ngay cả trong thời chúng ta.
16 Một cách Đức Giê-hô-va bảo vệ dân của ngài là qua các thiên sứ (Thi 91:11). Để giải cứu thành Giê-ru-sa-lem, một thiên sứ đã tiêu diệt 185.000 lính A-si-ri nội trong một đêm (2 Vua 19:35). Hai sứ đồ là Phi-e-rơ và Phao-lô cũng như những người khác đã được thiên sứ giải cứu khỏi ngục (Công 5:18-20; 12:6-11). Trong thời chúng ta cũng vậy, tay của Đức Giê-hô-va không ngắn. Một anh đại diện trung ương đã đến thăm chi nhánh ở một nước châu Phi và báo cáo rằng những cuộc xung đột về tôn giáo và chính trị đã tàn phá đất nước này. Nạn giao tranh, cướp bóc, cưỡng hiếp và giết người đã khiến nước ấy rơi vào tình trạng hỗn loạn và vô tổ chức. Dù vậy, không một anh chị Nhân Chứng nào thiệt mạng dù nhiều người trong số họ mất hết tài sản và kế sinh nhai. Khi anh đại diện trung ương hỏi thăm tình hình của họ, họ trả lời với một nụ cười trên khuôn mặt: “Nhờ Đức Giê-hô-va, mọi thứ đều ổn cả!”. Họ đã cảm nhận được tình yêu thương mà Đức Chúa Trời dành cho họ.
17 Đôi khi Đức Giê-hô-va cho phép các kẻ thù lấy đi mạng sống của một tôi tớ trung thành, chẳng hạn như Ê-tiên. Tuy nhiên, ngài bảo vệ dân của ngài nói chung qua việc đưa ra những lời cảnh báo đúng lúc về các mưu kế xảo quyệt của Sa-tan (Ê-phê 6:10-12). Lời của ngài và những ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh do tổ chức cung cấp giúp chúng ta thấy các mối nguy hiểm về việc đam mê tiền bạc, các loại hình giải trí vô luân và hung bạo, việc lạm dụng Internet và những điều khác. Rõ ràng, là một người Cha yêu thương, Đức Giê-hô-va chăm lo cho sự an toàn và lợi ích của dân ngài.
MỘT ĐẶC ÂN LỚN LAO
18. Anh chị cảm thấy thế nào về tình yêu thương mà Đức Giê-hô-va dành cho anh chị?
18 Sau khi xem xét một vài cách tuyệt vời mà Đức Giê-hô-va thể hiện tình yêu thương với chúng ta, chúng ta hẳn có cùng cảm xúc như Môi-se. Hồi tưởng lại cuộc đời phụng sự Đức Giê-hô-va trong nhiều năm, Môi-se nói: “Ôi! xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhân-từ Chúa, thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui-vẻ” (Thi 90:14). Hiểu biết và cảm nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là một trong những đặc ân và ân phước lớn nhất mà chúng ta có thể có ngày nay. Giống như sứ đồ Giăng, chúng ta được thôi thúc để công bố: “Hãy xem tình yêu thương của Cha đối với chúng ta lớn dường bao”!—1 Giăng 3:1.