Được Đức Giê-hô-va che chở hầu nhận sự cứu rỗi
Được Đức Giê-hô-va che chở hầu nhận sự cứu rỗi
‘Nhờ đức tin mà anh em được che chở bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, hầu nhận sự cứu rỗi sẽ được tiết lộ trong kỳ cuối cùng’.—1 PHI 1:4, 5.
BẠN TRẢ LỜI THẾ NÀO?
Đức Giê-hô-va đã kéo chúng ta đến với sự thờ phượng thật như thế nào?
Chúng ta để cho Đức Giê-hô-va hướng dẫn qua lời khuyên của ngài như thế nào?
Đức Giê-hô-va khích lệ chúng ta như thế nào?
1, 2. (a) Chúng ta có lời đảm bảo nào về việc Đức Chúa Trời giúp chúng ta giữ lòng trung kiên? (b) Đức Giê-hô-va biết mỗi người chúng ta rõ đến mức nào?
“Ai bền chí chịu đựng cho đến cuối cùng thì sẽ được cứu” (Mat 24:13). Qua những lời này, Chúa Giê-su cho thấy rõ nếu muốn được Đức Chúa Trời bảo toàn mạng sống khi ngài thi hành phán xét trên thế gian của Sa-tan, chúng ta phải giữ lòng trung kiên cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không đòi hỏi chúng ta chịu đựng bằng sự khôn ngoan hoặc sức riêng của mình. Kinh Thánh đảm bảo với chúng ta: “Đức Chúa Trời là đấng trung tín, ngài sẽ không để anh em bị cám dỗ quá sức mình, nhưng sẽ mở lối thoát, hầu anh em có thể chịu đựng trong lúc bị cám dỗ” (1 Cô 10:13). Những lời này ngụ ý gì?
2 Để đảm bảo rằng chúng ta không bị cám dỗ quá sức, Đức Giê-hô-va phải biết mọi điều về chúng ta, bao gồm những thử thách chúng ta gặp, tính cách cũng như sức chịu đựng của chúng ta. Đức Chúa Trời có thật sự biết rõ về chúng ta đến thế không? Chắc chắn có. Kinh Thánh cho thấy Đức Giê-hô-va biết tường tận mỗi người chúng ta. Ngài biết thời khóa biểu cũng như thói quen hằng ngày của chúng ta. Thậm chí, ngài biết rõ những suy nghĩ và ý định trong lòng chúng ta.—Đọc Thi-thiên 139:1-6.
3, 4. (a) Làm thế nào kinh nghiệm của Đa-vít cho thấy Đức Giê-hô-va chú ý đến từng cá nhân? (b) Ngày nay, Đức Giê-hô-va đang thực hiện công việc đặc biệt nào?
3 Có phải việc Đức Chúa Trời chú ý đến con người thấp kém là điều quá xa vời không? Người viết Thi-thiên là Đa-vít đã từng thắc mắc như thế. Ông nói: “Khi tôi nhìn-xem các từng trời là công-việc của ngón tay Chúa, mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt, loài người là gì, mà Chúa Thi 8:3, 4). Có lẽ vì Đức Giê-hô-va đã quan tâm đến ông nên ông mới hỏi như vậy. Đức Giê-hô-va thấy Đa-vít, con trai út của Y-sai, là ‘người rất vừa ý Ngài’ và mang ông ‘từ giữa đồng cỏ, nơi ông chăn chiên, đặng lập ông làm người dẫn-dắt dân Y-sơ-ra-ên’ (1 Sa 13:14, Bản Diễn Ý; 2 Sa 7:8). Hãy hình dung Đa-vít hẳn cảm thấy kinh ngạc thế nào khi biết Đấng Tạo Hóa của vũ trụ chú ý đến tâm tư của một cậu bé chăn chiên như mình!
nhớ đến?” (4 Chúng ta cũng kinh ngạc khi thấy cách Đức Giê-hô-va quan tâm đến mỗi cá nhân chúng ta ngày nay. Ngài đang nhóm “những sự ao-ước của các nước” vào sự thờ phượng thật và giúp tôi tớ ngài giữ lòng trung kiên (A-ghê 2:7). Để hiểu rõ hơn cách Đức Giê-hô-va giúp chúng ta giữ lòng trung kiên, trước hết chúng ta hãy suy ngẫm cách ngài kéo người ta vào sự thờ phượng thật.
ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI KÉO ĐẾN
5. Làm thế nào Đức Giê-hô-va kéo người ta đến với Con ngài? Hãy cho thí dụ.
5 Chúa Giê-su nói: “Không ai có thể đến với tôi trừ khi Cha, là đấng phái tôi, kéo người ấy đến” (Giăng 6:44). Lời này hàm ý rằng để trở thành môn đồ của Đấng Ki-tô, chúng ta phải được Đức Giê-hô-va giúp. Làm thế nào Đức Giê-hô-va kéo những người giống như chiên đến với Con ngài? Qua công việc rao giảng tin mừng và qua thần khí. Chẳng hạn, khi ở Phi-líp, Phao-lô cùng các bạn giáo sĩ gặp một phụ nữ tên Ly-đi và bắt đầu rao giảng cho bà. Lời tường thuật được soi dẫn cho biết: “Đức Giê-hô-va mở lòng bà để bà chú tâm đến những điều Phao-lô giảng”. Thật vậy, Đức Chúa Trời ban thần khí giúp Ly-đi hiểu được thông điệp, kết quả là bà và người nhà đều làm báp-têm.—Công 16:13-15.
6. Đức Chúa Trời kéo tất cả chúng ta đến với sự thờ phượng thật như thế nào?
6 Có phải chỉ có bà Ly-đi mới được như vậy không? Chắc chắn không. Nếu bạn là một tín đồ đạo Đấng Ki-tô, bạn cũng đã được Đức Chúa Trời kéo đến sự thờ phượng thật. Như Cha trên trời thấy điều quý giá trong lòng bà Ly-đi, ngài cũng thấy điều tốt trong lòng bạn. Khi bạn bắt đầu biết đến tin mừng, Đức Giê-hô-va ban thần khí giúp bạn hiểu được thông điệp (1 Cô 2:11, 12). Khi bạn cố gắng áp dụng những gì đã học, ngài ban phước cho bạn trong mọi nỗ lực để làm theo ý muốn ngài. Khi bạn dâng đời sống mình cho Đức Giê-hô-va, ngài rất vui lòng. Thật vậy, kể từ lúc bạn bắt đầu đi trên con đường dẫn đến sự sống, Đức Giê-hô-va luôn ở bên cạnh bạn.
7. Làm sao chúng ta biết Đức Chúa Trời giúp chúng ta giữ lòng trung kiên?
7 Đức Giê-hô-va đã giúp chúng ta bước đi cùng ngài, thì chắc chắn ngài không để chúng ta tự xoay sở để giữ lòng trung kiên. Đức Giê-hô-va hiểu rằng, như chúng ta đã cần sự giúp đỡ để đến với sự thật thì chúng ta cũng cần sự giúp đỡ để tiếp tục bước đi trong sự thật. Khi viết cho các tín đồ được xức dầu, sứ đồ Phi-e-rơ nói: ‘Nhờ đức tin mà anh em được che chở bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, hầu nhận sự cứu rỗi sẽ được tiết lộ 1 Phi 1:4, 5). Trên nguyên tắc, những lời này áp dụng cho mọi tín đồ và mỗi người chúng ta ngày nay nên chú ý. Tại sao? Vì chúng ta cần Đức Chúa Trời giúp để giữ lòng trung kiên với ngài.
trong kỳ cuối cùng’ (ĐƯỢC GIÚP ĐỂ TRÁNH LẠC LỐI
8. Điều gì có thể khiến chúng ta bị lạc lối?
8 Áp lực của cuộc sống và khuynh hướng bất toàn có thể khiến chúng ta không còn tập trung vào những điều tâm linh và có nguy cơ bị lạc lối mà không hay biết. (Đọc Ga-la-ti 6:1). Sự việc xảy ra trong cuộc đời của Đa-vít cho thấy điều này.
9, 10. Làm thế nào Đức Giê-hô-va ngăn Đa-vít khỏi bị lạc lối? Ngài làm gì cho chúng ta ngày nay?
9 Khi bị vua Sau-lơ truy đuổi, Đa-vít đã thể hiện sự kiềm chế đáng khâm phục trong việc không trả thù vị vua ganh tị ấy (1 Sa 24:3-8). Nhưng ít lâu sau đó, Đa-vít không cưỡng lại được khuynh hướng bất toàn của mình. Vì cần thêm lương thực cho đoàn tùy tùng của mình nên ông đã tử tế đề nghị một đồng hương Y-sơ-ra-ên là Na-banh giúp đỡ. Khi Na-banh buông lời lăng mạ, Đa-vít nổi giận và toan trả thù Na-banh cùng cả nhà ông ta. Đa-vít không nhận ra rằng giết người vô tội sẽ khiến ông mang tội đổ máu trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của vợ Na-banh là A-bi-ga-in thì suýt nữa Đa-vít đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Nhận ra có bàn tay của Đức Giê-hô-va trong chuyện này, Đa-vít nói với A-bi-ga-in: “Đáng ngợi-khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã sai ngươi đến đón ta ngày nay! Đáng khen sự khôn-ngoan ngươi và chúc phước cho ngươi, vì ngày nay đã cản ta đến làm đổ huyết và ngăn ta dùng chính tay mình mà báo thù cho mình”.—1 Sa 25:9-13, 21, 22, 32, 33.
10 Qua lời tường thuật này, chúng ta rút ra bài học nào? Đức Giê-hô-va dùng A-bi-ga-in để giúp Đa-vít tránh lạc lối. Ngày nay, Đức Giê-hô-va cũng có thể giúp chúng ta như thế. Dĩ nhiên, chúng ta không mong chờ Đức Chúa Trời cử một người đến để can thiệp mỗi khi chúng ta sắp phạm sai lầm. Chúng ta cũng không biết chắc ngài sẽ xử lý các tình huống ra sao hoặc ngài sẽ để cho điều gì xảy ra hầu thực hiện ý định của ngài (Truyền 11:5). Tuy nhiên, chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va luôn biết rõ hoàn cảnh của chúng ta và sẽ giúp chúng ta giữ lòng trung kiên với ngài. Ngài đảm bảo: “Ta sẽ dạy-dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; mắt ta sẽ chăm-chú ngươi mà khuyên-dạy ngươi” (Thi 32:8). Đức Giê-hô-va khuyên dạy chúng ta qua cách nào? Chúng ta cần làm gì để nhận được lợi ích? Tại sao chúng ta tin chắc ngày nay Đức Giê-hô-va đang dẫn dắt dân ngài? Hãy xem lời giải đáp cho các câu hỏi này trong sách Khải huyền.
ĐƯỢC BẢO VỆ NHỜ LỜI KHUYÊN
11. Đức Giê-hô-va biết những điều đang diễn ra trong các hội thánh rõ đến mức nào?
11 Trong khải tượng được ghi lại nơi chương 2 và 3 của sách Khải huyền, Chúa Giê-su Ki-tô xem xét tình hình của bảy hội thánh ở Tiểu Á. Khải tượng cho biết Chúa Giê-su không những thấy tình trạng chung mà còn thấy rõ chi tiết. Trong một số trường hợp, ngài còn nhắc đến những cá nhân; ở mỗi trường hợp, ngài khen hoặc cho lời khuyên thích hợp. Điều này cho thấy gì? Bảy hội thánh tượng trưng cho các tín đồ được xức dầu sau năm 1914. Trên nguyên tắc, lời khuyên cho bảy hội thánh cũng áp dụng cho tất cả các hội thánh của dân Đức Chúa Trời trên khắp đất. Vì thế, có thể nói rằng ngày nay Đức Giê-hô-va vẫn dẫn dắt dân ngài qua Chúa Giê-su. Làm thế nào chúng ta có thể nhận được lợi ích nhờ sự hướng dẫn này?
12. Chúng ta có thể để cho Đức Giê-hô-va hướng dẫn các bước của chúng ta như thế nào?
12 Một cách chúng ta có thể nhận được lợi ích từ sự hướng dẫn yêu thương của Đức Giê-hô-va là qua việc học hỏi cá nhân. Qua các ấn phẩm do đầy tớ trung tín và khôn ngoan cung cấp, Đức Giê-hô-va cho nhiều lời khuyên dựa trên Kinh Thánh (Mat 24:45). Tuy nhiên, để nhận được lợi ích, chúng ta phải dành thời gian học và áp dụng những gì học được. Học hỏi cá nhân là một trong những cách Đức Giê-hô-va “giữ [chúng ta] khỏi bị vấp ngã” (Giu 24). Có bao giờ bạn thấy một điểm nào đó trong ấn phẩm mà bạn cảm thấy như dành riêng cho mình không? Hãy xem điểm ấy như lời khuyên đến từ Đức Giê-hô-va. Như một người bạn vỗ nhẹ vào vai chúng ta để khiến chúng ta chú ý đến điều gì đó, Đức Giê-hô-va có thể dùng thần khí để khiến chúng ta chú ý đến một mặt nào đó về hạnh kiểm hoặc tính cách mà mình cần cải thiện. Khi nhạy bén làm theo sự hướng dẫn của thần khí, chúng ta để cho Đức Giê-hô-va hướng dẫn các bước của chúng ta. (Đọc Thi-thiên 139:23, 24). Liên quan đến điều này, chúng ta hãy xem xét thói quen học hỏi của mình.
13. Tại sao xem xét thói quen học hỏi là điều khôn ngoan?
13 Dành quá nhiều thì giờ để giải trí có thể khiến chúng ta không còn thời gian học hỏi cá nhân. Điều này rất dễ xảy ra. Một anh thừa nhận điều đó và giải thích: “Ngày nay, các hình thức giải trí rất phổ biến và không tốn kém như trước kia. Chúng có sẵn trên truyền hình, vi tính và điện thoại. Chúng vây quanh chúng ta”. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ không còn thời gian để học hỏi cá nhân cách kỹ lưỡng (Ê-phê 5:15-17). Vậy, mỗi người chúng ta hãy tự hỏi: “Tôi có thường dành thời gian để đào sâu Lời Đức Chúa Trời không? Có phải tôi chỉ làm điều này khi có bài giảng hoặc có phần trong nhóm họp?”. Nếu vậy, có lẽ chúng ta nên tận dụng buổi tối dành cho Buổi thờ phượng của gia đình hoặc học hỏi cá nhân để tích trữ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là điều có thể che chở chúng ta hầu nhận sự cứu rỗi.—Châm 2:1-5.
ĐƯỢC THÊM SỨC NHỜ SỰ KHÍCH LỆ
14. Làm thế nào Kinh Thánh cho thấy Đức Giê-hô-va chú ý đến cảm xúc của chúng ta?
14 Đa-vít gặp nhiều gian khổ trong đời sống (1 Sa 30:3-6). Những lời ông viết dưới sự hướng dẫn của thần khí cho thấy Đức Giê-hô-va biết cảm xúc của ông. (Đọc Thi-thiên 34:18; 56:8). Đức Giê-hô-va cũng biết cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta có “lòng đau-thương” hoặc “tâm-hồn thống-hối”, ngài đến gần chúng ta. Giống như Đa-vít, chúng ta được an ủi khi biết điều này. Ông hát: “Tôi sẽ vui-mừng và khoái-lạc bởi sự nhân-từ của Chúa; vì Chúa đã đoái đến sự hoạn-nạn tôi, biết nỗi sầu-khổ linh-hồn tôi” (Thi 31:7). Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không chỉ chú ý đến sự gian khổ của chúng ta mà còn giúp chúng ta chịu đựng qua sự an ủi và khích lệ. Một cách ngài làm là qua các buổi nhóm họp.
15. Qua kinh nghiệm của A-sáp, chúng ta rút ra bài học nào?
Thi 73:2, 13-22). Chúng ta ngày nay cũng vậy. Sự bất công trong thế gian của Sa-tan có thể khiến chúng ta bị căng thẳng và mệt mỏi. Việc nhóm lại cùng anh em làm chúng ta tươi tỉnh và giúp chúng ta tiếp tục vui vẻ phụng sự Đức Giê-hô-va.
15 Một lợi ích của việc tham dự nhóm họp được thấy qua kinh nghiệm của người viết Thi-thiên là A-sáp. Vì cứ nghĩ mãi về những bất công nên A-sáp nghi ngờ lợi ích của việc phụng sự Đức Chúa Trời và trở nên bất mãn. Ông biểu lộ cảm xúc của mình: “Lòng tôi chua-xót, và dạ tôi xôn-xao”. Suýt nữa thì ông ngưng phụng sự Đức Giê-hô-va. Điều gì đã giúp A-sáp lấy lại thăng bằng? Ông cho biết: “Tôi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời”. Tại đó, ở giữa những người cùng thờ phượng Đức Giê-hô-va, ông có lại cái nhìn đúng đắn. Ông nhận ra rằng sự thịnh vượng của kẻ ác chỉ là tạm thời, và chắc chắn Đức Giê-hô-va sẽ điều chỉnh lại vấn đề (16. Chúng ta nhận được lợi ích nào qua gương của bà An-ne?
16 Nói sao nếu có một tình huống xảy ra trong hội thánh khiến bạn thấy khó tham dự nhóm họp? Có lẽ bạn không còn giữ một trách nhiệm nào đó và thấy ngượng ngùng. Hoặc có thể bạn bất đồng với một anh chị nào đó. Nếu vậy, việc xem xét gương của bà An-ne sẽ giúp ích cho bạn. (Đọc 1 Sa-mu-ên 1:4-8). Chồng của An-ne có vợ khác, bà tên là Phê-ni-na. Bà ta thường chọc tức An-ne. Tình huống càng trở nên căng thẳng khi mỗi năm cả gia đình đi dâng lễ cho Đức Giê-hô-va ở Si-lô. An-ne căng thẳng đến nỗi bà “khóc và không ăn”. Tuy nhiên, bà không để điều này khiến mình bỏ lỡ những dịp như thế. Đức Giê-hô-va chú ý đến lòng trung thành của bà và ban phước cho bà.—1 Sa 1:11, 20.
17, 18. (a) Chúng ta được khích lệ thế nào qua các buổi nhóm họp? (b) Bạn cảm thấy thế nào về việc Đức Giê-hô-va yêu thương giúp đỡ bạn hầu nhận sự cứu rỗi?
17 Các tín đồ ngày nay có lý do chính đáng để noi theo gương của bà An-ne. Chúng ta cần đều đặn tham dự các buổi nhóm họp. Tất cả chúng ta đều nhận thấy các buổi nhóm đem lại sự khích lệ cần thiết cho mình (Hê 10:24, 25). Tình cảm ấm áp của anh em đồng đạo an ủi chúng ta. Một điểm nào đó trong bài giảng hoặc một lời bình luận có thể động đến lòng chúng ta. Trong cuộc nói chuyện trước hoặc sau buổi nhóm, có thể một anh em đồng đạo kiên nhẫn lắng nghe hoặc an ủi chúng ta (Châm 15:23; 17:17). Khi cất cao giọng hát ca ngợi Đức Giê-hô-va, chúng ta được lên tinh thần. Nhất là khi “tư-tưởng bộn-bề”, chúng ta rất cần sự khích lệ nhận được tại các buổi nhóm họp. Đây là nơi Đức Giê-hô-va thêm sức cho chúng ta nhờ “sự an-ủi Ngài” và giúp chúng ta quyết tâm giữ lòng trung kiên.—Thi 94:18, 19.
18 Được an toàn trong vòng tay ấm áp của ngài, chúng ta có cùng tâm tình như người viết Thi-thiên là A-sáp. Ông hát: “Chúa đã nắm lấy tay hữu tôi. Chúa sẽ dùng sự khuyên-dạy mà dẫn-dắt tôi” (Thi 73:23, 24). Thật biết ơn dường bao vì chúng ta được Đức Giê-hô-va che chở hầu nhận sự cứu rỗi!
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 28]
Chính bạn đã được Đức Giê-hô-va kéo đến
[Hình nơi trang 30]
Chúng ta được che chở nhờ áp dụng lời khuyên của Đức Chúa Trời
[Hình nơi trang 31]
Chúng ta được thêm sức nhờ sự khích lệ