‘Hãy ẩn-náu trong danh Đức Giê-hô-va’
‘Hãy ẩn-náu trong danh Đức Giê-hô-va’
“Ta sẽ để sót lại... một dân khốn-cùng nghèo-thiếu [“khiêm tốn”, Trịnh Văn Căn], nó sẽ ẩn-náu trong danh Đức Giê-hô-va”.—SÔ 3:12.
1, 2. Theo nghĩa bóng, cơn bão nào sắp giáng trên toàn thể nhân loại?
Bạn đã bao giờ phải núp dưới cầu để tránh bão hoặc mưa đá chưa? Nhưng nếu gặp lốc xoáy, chiếc cầu không còn là nơi che chở an toàn.
2 Có một cơn bão sắp xảy ra. Cơn bão này đe dọa sự sống còn của con người. Đó là ngày bão tố theo nghĩa bóng, “ngày lớn của Đức Giê-hô-va”. Ngày ấy sẽ ảnh hưởng trên toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, có một nơi ẩn náu vững chắc. (Đọc Sô-phô-ni 1:14-18). Làm sao chúng ta tìm được nơi này trước “ngày thạnh-nộ của Đức Giê-hô-va”?
Ngày bão tố vào thời Kinh Thánh
3. “Cơn bão” nào đã ập đến vương quốc Y-sơ-ra-ên?
3 Ngày của Đức Giê-hô-va sẽ bắt đầu với sự hủy diệt tất cả tôn giáo sai lầm. Để biết tìm nơi ẩn náu ở đâu, chúng ta cần xem xét lịch sử của dân Đức Chúa Trời thời xưa. Ê-sai, người sống vào thế kỷ thứ tám TCN, tiên tri sự phán xét của Đức Giê-hô-va trên nước Y-sơ-ra-ên bội đạo gồm mười chi phái, tượng trưng bởi Ép-ra-im. Ông ví sự phán xét đó với “cơn bão” mà không ai có thể ngăn cản được. (Đọc Ê-sai 28:1, 2). Lời tiên tri ấy được ứng nghiệm vào năm 740 TCN, khi quân A-si-ri xâm chiếm vương quốc này.
4. “Ngày lớn của Đức Giê-hô-va” giáng trên Giê-ru-sa-lem vào năm 607 TCN như thế nào?
4 Sau sự phán xét đối với nước Y-sơ-ra-ên bất trung thì vào năm 607 TCN, “ngày lớn của Đức Giê-hô-va” giáng trên nước Giu-đa và thủ đô là Giê-ru-sa-lem, vì dân Giu-đa cũng bội đạo. Dưới sự chỉ huy của Nê-bu-cát-nết-sa, đạo quân của Ba-by-lôn đánh chiếm Giê-ru-sa-lem. Trước đó, người Giu-đa đã cầu cứu “nơi ẩn-náu bằng sự nói dối”, tức là nơi ẩn náu giả dối, qua việc liên minh với nước Ê-díp-tô. Tuy nhiên, như cơn mưa đá, quân Ba-by-lôn đã hủy diệt “nơi ẩn-náu” ấy.—Ê-sai 28:14, 17.
5. Khi các tôn giáo sai lầm bị hủy diệt, điều gì sẽ xảy ra cho dân sự Đức Chúa Trời?
5 Ngày lớn của Đức Giê-hô-va giáng trên Giê-ru-sa-lem báo trước ngày phán xét lớn hơn sẽ giáng trên khối đạo tự xưng theo Đấng Christ vào thời chúng ta. Các đạo khác trong “Ba-by-lôn lớn”, tức đế quốc tôn giáo sai lầm, cũng sẽ bị hủy diệt. Sau đó, các phần còn lại của thế gian hung ác thuộc Sa-tan sẽ Khải 7:14; 18:2, 8; 19:19-21.
bị loại trừ. Tuy nhiên, về tập thể thì dân Đức Chúa Trời sẽ sống sót vì đã ẩn náu nơi Ngài.—Đức Giê-hô-va che chở chúng ta về tâm linh và thể chất
6. Dân Đức Chúa Trời được che chở như thế nào?
6 Ngay bây giờ, trong thời kỳ cuối cùng này, dân Đức Chúa Trời được che chở như thế nào? Chúng ta được che chở khỏi những điều đe dọa mối quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va, nhờ “tưởng đến danh [Đức Chúa Trời]” trong lời cầu nguyện và sốt sắng phụng sự Ngài. (Đọc Ma-la-chi 3:16-18). Dĩ nhiên, chúng ta hiểu rằng mình cần làm nhiều hơn là chỉ tưởng đến danh Ngài. Kinh Thánh cho biết: “Ai kêu-cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rô 10:13). Chúng ta thấy có sự liên hệ giữa việc kêu cầu danh Đức Giê-hô-va và được giải cứu. Vì thế, tín đồ Đấng Christ chân chính là những người thành kính “tưởng đến danh [Đức Chúa Trời]” và hầu việc với tư cách là Nhân Chứng của Ngài. Nhờ vậy, nhiều người có lòng thành sẽ phân biệt họ với những ai không hầu việc Ngài.
7, 8. Tín đồ vào thế kỷ thứ nhất được giải cứu như thế nào, và có sự tương đồng nào với thời nay?
7 Đức Giê-hô-va không chỉ gìn giữ mối quan hệ của chúng ta với Ngài, mà Ngài còn hứa sẽ bảo toàn mạng sống cho các tôi tớ Ngài về mặt tập thể. Chúng ta biết điều này qua những gì xảy ra vào năm 66 CN khi quân La Mã, dưới sự chỉ huy của Cestius Gallus, hãm đánh thành Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su báo trước rằng ngày hoạn nạn đó sẽ “giảm-bớt” (Mat 24:15, 16, 21, 22). Điều này được ứng nghiệm khi quân La Mã đang bao vây thành bất ngờ rút về. Nhờ thế, các tín đồ Đấng Christ chân chính được “cứu”. Họ có cơ hội trốn khỏi thành và những vùng phụ cận. Một số tín đồ băng qua sông Giô-đanh và ẩn náu trên núi phía đông.
8 Chúng ta thấy có sự tương đồng giữa các tín đồ Đấng Christ thời đó và thời nay. Tín đồ sống vào thế kỷ thứ nhất đã tìm được nơi ẩn náu, và dân Đức Chúa Trời thời nay cũng vậy. Đành rằng, tín đồ thời nay sẽ không phải chạy đến một nơi xác định vì họ sống trên toàn cầu. Tuy nhiên, về tập thể, “các người được chọn” và bạn đồng hành của họ sẽ được sống sót khi khối đạo xưng theo Đấng Christ bị hủy diệt. Họ được che chở nhờ nương náu nơi Đức Giê-hô-va và tổ chức của Ngài được ví như ngọn núi.
9. Ai đã cố loại bỏ danh Đức Giê-hô-va? Hãy nêu thí dụ.
9 Sự phán xét trên khối đạo xưng theo Đấng Christ là chính đáng vì không dạy giáo dân sự thật về Đức Chúa Trời và ghét bỏ danh Ngài. Vào thời Trung Cổ, danh của Đức Chúa Trời được biết đến khắp châu Âu. Danh Ngài được viết bằng bốn mẫu tự Hê-bơ-rơ thường được chuyển tự thành YHWH (hoặc JHVH). Danh Đức Chúa Trời xuất hiện trên đồng tiền, trong nhiều cuốn sách và Kinh Thánh, mặt trước các ngôi nhà, nhà thờ Công giáo và Tin Lành. Tuy nhiên, gần đây người ta có khuynh hướng loại bỏ danh Đức Chúa Trời ra khỏi các bản dịch Kinh Thánh và những hình thức khác. Điều này được thấy rõ qua lá thư về “Danh Chúa” đề ngày 29-6-2008 mà Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Tòa Vatican gửi các hội nghị giám mục. Trong thư, Giáo hội Công giáo La Mã chỉ thị rằng bốn mẫu tự Hê-bơ-rơ và các dạng khác của danh Đức Chúa Trời nên được thay bằng từ “Chúa”. Tòa Vatican chỉ dẫn không được dùng danh Đức Chúa Trời hay phát âm danh ấy trong bài thánh ca và cầu nguyện tại các buổi lễ. Không chỉ những đạo tự xưng theo Đấng Christ mà các tôn giáo khác cũng không dạy sự thật về Đức Chúa Trời cho hàng tỉ tín đồ của họ.
Sự che chở dành cho những ai làm thánh danh Đức Chúa Trời
10. Ngày nay, danh Đức Chúa Trời được tôn vinh như thế nào?
10 Tương phản với các tôn giáo khác, Nhân Chứng Giê-hô-va luôn coi trọng và tôn vinh danh Đức Chúa Trời. Họ làm thế qua việc dùng danh ấy một cách tôn kính. Đức Giê-hô-va hẳn hài lòng với những người tin cậy Ngài, và Ngài sẽ trở thành bất cứ gì hoặc đóng bất cứ vai trò nào hầu che chở và ban phước cho dân Ngài. Thật vậy, “[Đức Giê-hô-va] biết những kẻ ẩn-náu nơi Ngài”.—Na 1:7; Công 15:14.
11, 12. Ai đã trung thành với Đức Giê-hô-va ở nước Giu-đa, và ai cũng làm thế vào thời hiện đại?
11 Dù phần đông dân Giu-đa bội đạo, nhưng có một số người ‘khốn-cùng nghèo-thiếu [“khiêm tốn”, TVC] ẩn-náu trong danh Đức Giê-hô-va’. (Đọc Sô-phô-ni 3:12, 13). Khi Đức Chúa Trời trừng phạt dân Giu-đa bất trung bằng cách để quân Ba-by-lôn xâm chiếm xứ và bắt dân làm phu tù, một số người đã được giải cứu như Giê-rê-mi, Ba-rúc, Ê-bết-Mê-lết. Những người này vẫn trung thành dù “ở giữa” dân tộc bội đạo. Những người khác thì trung thành trong thời gian ở xứ phu tù. Vào năm 539 TCN, quân Mê-đi và Phe-rơ-sơ dưới sự dẫn dắt của Si-ru đến chinh phục Ba-by-lôn. Không lâu sau, Si-ru ban một sắc lệnh cho phép số người Do Thái còn sót lại hồi hương.
12 Về những người sẽ hưởng sự thờ phượng thật được khôi phục, Sô-phô-ni báo trước rằng Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu và vui mừng về họ. (Đọc Sô-phô-ni 3:14-17). Điều này cũng xảy ra vào thời chúng ta. Sau khi Nước Trời được thành lập, Đức Giê-hô-va đã giải cứu những người được xức dầu còn sót lại khỏi tình trạng giam cầm về mặt thiêng liêng trong Ba-by-lôn Lớn. Ngài vui mừng về họ cho đến ngày nay.
13. Người trong mọi dân đang được giải thoát khỏi điều gì?
13 Những người có hy vọng sống đời đời trên đất cũng ra khỏi Ba-by-lôn Lớn và được giải thoát khỏi sự dạy dỗ của các tôn giáo sai lầm (Khải 18:4). Vì thế, câu Sô-phô-ni 2:3 ứng nghiệm chủ yếu vào thời chúng ta: ‘Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu-mì của đất, hãy tìm-kiếm Đức Giê-hô-va’. Những người nhu mì trong mọi dân, dù nuôi hy vọng lên trời hay sống đời đời trên đất, đang ẩn náu nơi danh Đức Giê-hô-va.
Danh Đức Chúa Trời không phải là lá bùa
14, 15. (a) Một số người đã tin những vật nào là linh thiêng? (b) Chúng ta không nên sử dụng điều gì như một lá bùa?
14 Một số người Y-sơ-ra-ên xem đền thờ là vật linh thiêng có thể che chở họ khỏi kẻ thù (Giê 7:1-4). Trước đó, dân Y-sơ-ra-ên cũng từng xem hòm giao ước là vật linh thiêng, che chở họ trong các cuộc chiến (1 Sa 4:3, 10, 11). Constantine Đại đế đã cho sơn ký tự khi và rho trên khiên của quân lính để che chở họ. Đó là hai ký tự đầu tiên của tước vị “Christ” trong tiếng Hy Lạp. Bộ áo giáp nơi trang 7 có thể là của vua Gustav Adolph II, Thụy Điển, vị vua từng tham gia cuộc chiến tôn giáo đẫm máu. Danh “Iehova” được ghi cách dễ thấy trên bộ phận áo giáp đó.
15 Một số người trong dân Đức Chúa Trời đã được che chở qua việc kêu lớn tiếng danh Ngài khi bị ma quỉ tấn công. Tuy nhiên, không nên xem hoặc sử dụng một vật có danh Đức Chúa Trời như lá bùa, như thể nó có quyền lực che chở. Đây không phải là cách ẩn náu nơi danh Đức Giê-hô-va.
Nơi ẩn náu vào thời nay
16. Ngày nay, chúng ta được che chở về thiêng liêng như thế nào?
16 Đức Chúa Trời che chở tập thể dân Thi 91:1). Qua “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” cùng các trưởng lão trong hội thánh, chúng ta được cảnh báo về những khuynh hướng trong thế gian có thể đe dọa sự an toàn ấy (Mat 24:45-47; Ê-sai 32:1, 2). Hãy nghĩ đã bao lần chúng ta được cảnh báo về chủ nghĩa vật chất, và những lời cảnh báo đó đã che chở chúng ta thế nào. Nói sao về việc đề phòng thái độ vô tâm, hời hợt, là thái độ có thể khiến chúng ta không hoạt động trong thánh chức? Lời Đức Chúa Trời cho biết: “Sự vô tâm của kẻ ngu dại hủy diệt chính chúng nó. Nhưng ai nghe ta sẽ sống an toàn và an tâm không sợ tai họa” (Châm 1:32, 33, Bản Dịch Mới). Ngoài ra, cố gắng giữ hạnh kiểm trong sạch cũng góp phần giúp chúng ta gìn giữ mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Ngài khỏi những điều nguy hại đến đức tin, nên chúng ta được an toàn trong vòng dân sự Ngài (17, 18. Điều gì giúp hàng triệu người ẩn náu nơi danh Đức Giê-hô-va?
17 Chúng ta cũng được khuyến khích vâng theo mệnh lệnh của Chúa Giê-su là rao giảng tin mừng về Nước Trời ra khắp đất (Mat 24:14; 28:19, 20). Sô-phô-ni cho biết điều này sẽ giúp người ta ẩn náu nơi danh Đức Chúa Trời: “Bấy giờ ta sẽ ban môi-miếng [“ngôn ngữ”, NW] thanh-sạch cho các dân, hầu cho chúng nó thảy đều kêu-cầu danh Đức Giê-hô-va, đặng một lòng hầu việc Ngài”.—Sô 3:9.
18 Ngôn ngữ thanh sạch này là gì? Đó là lẽ thật về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và ý định của Ngài trong Kinh Thánh. Có thể nói, bạn dùng ngôn ngữ này khi chia sẻ sự hiểu biết chính xác về Nước Đức Chúa Trời và cách Nước ấy sẽ làm thánh danh Ngài; khi bạn nói về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời; khi vui thích cho người khác biết về những ân phước vĩnh cửu mà những người trung thành sẽ được hưởng. Ngày nay, vì nhiều người nói ngôn ngữ thanh sạch, nên ngày càng có nhiều người “kêu-cầu danh Đức Giê-hô-va” và “một lòng hầu việc Ngài”. Thật vậy, hàng triệu người trên khắp thế giới hiện đang ẩn náu nơi Đức Giê-hô-va.—Thi 1:1, 3.
19, 20. Vào thời Kinh Thánh, việc tin cậy “nơi ẩn-náu bằng sự nói dối” đã vô ích ra sao?
19 Trong thế gian, người ta đang đương đầu với những vấn đề dường như không có lối thoát. Vì mong mỏi tìm được giải pháp nên nhiều người nương tựa nơi loài người bất toàn, hoặc tìm giải pháp nơi các tổ chức chính trị, như dân Y-sơ-ra-ên xưa đã liên minh với các nước láng giềng. Tuy nhiên, chúng ta biết là điều đó đã không giúp được dân Y-sơ-ra-ên. Thời nay cũng vậy, không tổ chức chính trị nào, kể cả Liên Hiệp Quốc, có thể giải quyết triệt để các vấn đề của nhân loại. Vậy, sao chúng ta lại tin cậy nơi các tổ chức này? Như Kinh Thánh đã tiên tri, đó là nơi ẩn náu giả tạo. Đúng thế, những ai nương cậy nơi các tổ chức ấy sẽ thất vọng não nề.—Đọc Ê-sai 28:15, 17.
Ê-sai 28:17 cho biết: “Mưa đá sẽ hủy-diệt nơi ẩn-náu bằng sự nói dối, nước sẽ ngập chỗ nương-náu”.
20 Không lâu nữa, ngày lớn của Đức Giê-hô-va, được ví như cơn mưa đá, sẽ giáng trên nhân loại. Mọi nỗ lực của con người nhằm mang lại sự che chở sẽ vô ích, kể cả hầm tránh bom hạt nhân hoặc của cải.21. Khi làm theo câu Kinh Thánh cho năm 2011, chúng ta nhận được lợi ích nào?
21 Ngay bây giờ và khi ngày của Đức Giê-hô-va đến, dân sự Ngài sẽ được an toàn. Tên của Sô-phô-ni có nghĩa là “Đức Giê-hô-va giấu kín”, cho thấy Ngài là nguồn che chở vững chắc. Do đó, câu Kinh Thánh cho năm 2011 là lời khuyên thật thích hợp: ‘Hãy ẩn-náu trong danh Đức Giê-hô-va’ (Sô 3:12). Vậy, chúng ta hãy ẩn náu nơi danh Đức Giê-hô-va bằng cách hoàn toàn tin cậy nơi Ngài ngay bây giờ (Thi 9:10). Hằng ngày, chúng ta hãy ghi nhớ lời bảo đảm này: “Danh Đức Giê-hô-va vốn một ngọn tháp kiên-cố; kẻ công-bình chạy đến đó, gặp được nơi ẩn-trú cao”.—Châm 18:10.
Bạn có nhớ không?
• Ngày nay, chúng ta có thể ẩn náu nơi danh Đức Giê-hô-va như thế nào?
• Tại sao chúng ta không nên tin cậy “nơi ẩn-náu bằng sự nói dối”?
• Đâu là nơi ẩn náu vững chắc cho chúng ta trong tương lai?
[Câu hỏi thảo luận]
[Câu nổi bật nơi trang 6]
Câu Kinh Thánh cho năm 2011: ‘Hãy ẩn-náu trong danh Đức Giê-hô-va’.—Sô-phô-ni 3:12.
[Nguồn tư liệu nơi trang 7]
Thüringer Landesmuseum Heidecksburg Rudolstadt, Waffensammlung “Schwarzburger Zeughaus”