Tại sao cần đúng giờ?
Tại sao cần đúng giờ?
Việc đúng giờ không luôn luôn dễ. Có nhiều điều cản trở chúng ta giữ đúng giờ như: đường xa, kẹt xe và thời gian biểu kín mít. Tuy nhiên, giữ đúng giờ là điều rất quan trọng. Chẳng hạn, tại nơi làm việc, một người đúng giờ được xem là siêng năng và đáng tin cậy. Ngược lại, người đi làm muộn có thể khiến công việc của đồng nghiệp bị trì trệ, hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Một học sinh hay trễ giờ sẽ bị lỡ tiết học và làm ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập. Trễ giờ hẹn với bác sĩ hoặc nha sĩ có thể ảnh hưởng đến việc điều trị.
Thế nhưng tại một số nơi trên thế giới, việc đúng giờ không được xem là quan trọng. Sống trong môi trường như thế, người ta dễ có thói quen trễ giờ. Cho nên, chúng ta cần tập quý trọng giờ giấc, và ý thức tầm quan trọng của việc giữ đúng giờ. Vậy, tại sao nên đúng giờ? Làm sao chúng ta có thể giữ đúng giờ? Điều này mang đến cho chúng ta những lợi ích nào?
Đức Giê-hô-va làm việc đúng kỳ định
Lý do hàng đầu mà chúng ta giữ đúng giờ là muốn noi gương Đức Chúa Trời (Ê-phê 5:1). Đức Giê-hô-va nêu gương mẫu: Ngài không bao giờ chậm trễ, Ngài luôn thực hiện các ý muốn theo đúng thời gian đã ấn định. Chẳng hạn, khi quyết định hủy diệt thế gian bất kính bằng một trận nước lụt, Ngài nói với Nô-ê: “Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe”. Gần đến ngày đó, Đức Giê-hô-va báo cho Nô-ê biết: “Còn bảy ngày nữa, ta sẽ làm mưa xuống mặt đất, trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm; ta sẽ tuyệt-diệt khỏi đất hết các loài của ta đã dựng nên”. Đúng kỳ định, “sau bảy ngày, nước lụt xảy có trên mặt đất” (Sáng 6:14; 7:4, 10). Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra cho Nô-ê và gia đình nếu họ không vào tàu kịp thời. Như Đức Chúa Trời mà họ thờ phượng, họ phải đúng giờ.
Khoảng 450 năm sau trận Đại Hồng Thủy, Đức Giê-hô-va nói với tộc trưởng Áp-ra-ham rằng ông sẽ có một con trai và Dòng Dõi sẽ ra từ dòng tộc của người con này (Sáng 17:15-17). Đức Chúa Trời nói là Y-sác sẽ ra đời “độ khoảng nầy năm tới”. Điều đó có xảy ra không? Kinh Thánh cho biết: “Sa-ra thọ-thai, sanh một con trai cho Áp-ra-ham trong khi tuổi đã già, đúng kỳ Đức Chúa Trời đã định”.—Sáng 17:21; 21:2.
Giê 25:11-13; Đa 4:20-25; 9:25). Vì thế, Kinh Thánh khuyến khích chúng ta trông đợi ngày phán xét của Đức Giê-hô-va. Dù theo quan điểm của loài người, ngày ấy dường như “chậm-trễ” nhưng chúng ta được đảm bảo là ngày ấy chắc chắn sẽ đến, “không chậm-trễ”.—Ha 2:3.
Nhiều lời tường thuật trong Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời làm việc đúng kỳ (Đúng giờ trong sự thờ phượng
“Khi đến kỳ nhứt định”, tất cả người nam Y-sơ-ra-ên phải có mặt tại một nơi đã định để dự “những lễ của Đức Giê-hô-va” (Lê 23:2, 4). Đức Chúa Trời cũng quy định thời gian để dân chúng dâng một số lễ vật (Xuất 29:38, 39; Lê 23:37, 38). Chẳng phải điều này cho thấy Đức Chúa Trời muốn những người thờ phượng Ngài coi trọng giờ giấc sao?
Vào thế kỷ thứ nhất, khi hướng dẫn anh em ở thành Cô-rinh-tô tổ chức các buổi nhóm họp của hội thánh, sứ đồ Phao-lô khuyên: “Mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ-tự” (1 Cô 14:40). Điều này cho thấy việc nhóm lại để thờ phượng có giờ giấc cụ thể. Quan điểm của Đức Giê-hô-va về giờ giấc vẫn không thay đổi (Mal 3:6). Vậy, chúng ta cần làm gì để đến dự các buổi nhóm họp đúng giờ?
Làm sao giữ đúng giờ?
Một số người thấy việc “trù liệu chu đáo” giúp ích nhiều (Châm 21:5, Bản Diễn Ý). Chẳng hạn, khi muốn đến một nơi nào đó đúng giờ mà đường lại xa, có khôn ngoan không nếu chúng ta khởi hành sát giờ cần thiết? Chẳng phải tốt hơn là chúng ta nên đi sớm một chút để lỡ có những tình huống “bất trắc xảy ra”, thì vẫn không bị muộn hay sao? (Truyền 9:11, NW). Một thanh niên có kỷ luật về giờ giấc tên là José * nói: “Một cách có thể giúp chúng ta giữ đúng giờ là ước tính trước khoảng thời gian đi lại”.
Đối với một số người, muốn đến nhóm họp trước giờ bắt đầu chương trình thì phải sắp xếp để rời chỗ làm sớm. Một Nhân Chứng ở Ethiopia đã làm thế. Vì biết nếu đợi đến lúc đổi ca thì anh sẽ trễ giờ nhóm 45 phút, nên anh thỏa thuận với đồng nghiệp để vào những ngày có nhóm họp, người ấy đến nhận ca sớm hơn. Đổi lại, anh Nhân Chứng làm việc thay cho đồng nghiệp một ca bảy tiếng.
Nếu bạn có con nhỏ, việc đến nhóm họp đúng giờ không dễ chút nào. Thông thường, người mẹ có trách nhiệm chuẩn bị cho con, nhưng người khác trong gia đình có thể và nên giúp đỡ. Một người mẹ ở Mexico tên là Esperanza từng một thân nuôi tám người con. Hiện giờ, con nhỏ nhất là 5 tuổi và lớn nhất là 23 tuổi. Chị cho biết gia đình chị phải làm sao để đi nhóm họp đúng giờ: “Những chị lớn giúp các em chuẩn bị. Như thế, tôi có thể làm xong việc nhà và chuẩn bị kịp để rời nhà đúng giờ quy định”. Gia đình này đã quy định giờ đi nhóm họp, và mọi người cùng hợp tác để đi đúng giờ.
Đến nhóm họp đúng giờ mang lại lợi ích
Nếu nghĩ đến những lợi ích nhận được khi tới hội thánh đúng giờ, chúng ta sẽ quý trọng giờ giấc hơn và quyết tâm giữ đúng giờ. Một chị trẻ tên là Xuân, đã tập thói quen đến nhóm họp sớm, cho biết: “Tôi thích đến nhóm họp sớm để có cơ hội chào hỏi, nói chuyện và làm quen với các anh chị”. Nếu đến Phòng Nước Trời sớm, chúng ta sẽ nhận lợi ích vì được nghe những kinh nghiệm về sự kiên trì và trung thành của các anh chị khác. Qua việc có mặt và nói lời xây dựng, chính chúng ta Hê 10:24, 25.
cũng mang lại lợi ích cho anh em, ‘khuyên-giục họ về lòng yêu-thương và việc tốt-lành’.—Bài hát và lời cầu nguyện mở đầu các buổi nhóm họp là phần quan trọng trong việc thờ phượng (Thi 149:1). Những bài hát này nhằm ngợi khen Đức Giê-hô-va, nhắc chúng ta về các đức tính cần vun trồng, đồng thời khuyến khích chúng ta vui mừng tham gia thánh chức. Còn lời cầu nguyện mở đầu thì sao? Vào thời xưa, Đức Giê-hô-va gọi đền thờ của Ngài là “nhà cầu-nguyện” (Ê-sai 56:7). Ngày nay, tại các buổi nhóm họp, chúng ta cũng dâng lời cầu nguyện lên Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện mở đầu không chỉ là cầu xin sự hướng dẫn và thánh linh từ Ngài, mà còn giúp chúng ta chuẩn bị lòng và trí để tiếp thu sự dạy dỗ. Vì thế, chúng ta nên quyết tâm đến nhóm họp đúng giờ để cùng hát và nghe lời cầu nguyện mở đầu.
Về lý do đến nhóm họp sớm, chị Hương 23 tuổi nói: “Đó là cách tôi thể hiện tình yêu thương với Đức Giê-hô-va vì sự dạy dỗ trong buổi nhóm họp, kể cả các bài hát và lời cầu nguyện mở đầu, đều do Ngài ban cho”. Chẳng phải chúng ta cũng nên có quan điểm như thế sao? Vậy, hãy cố gắng tập thói quen giữ đúng giờ trong mọi việc, nhất là các việc liên quan đến sự thờ phượng.
[Chú thích]
^ đ. 12 Các tên đã đổi.
[Hình nơi trang 26]
Chuẩn bị sớm
[Hình nơi trang 26]
Dự trù thời gian, đề phòng “bất trắc xảy ra”
[Hình nơi trang 26]
Đến nhóm họp sớm mang lại nhiều lợi ích