Ngày của Đức Giê-hô-va sẽ phơi bày gì?
Ngày của Đức Giê-hô-va sẽ phơi bày gì?
“Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm... đất cùng mọi công-trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy [“phơi bày”, NW]”.—2 PHI 3:10.
1, 2. (a) Hệ thống gian ác hiện nay sẽ kết thúc như thế nào? (b) Chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào?
Hệ thống gian ác hiện nay dựa trên sự sai lầm cơ bản là con người có thể cai trị trái đất thành công mà không cần Đức Giê-hô-va (Thi 2:2, 3). Có điều gì dựa trên sự sai lầm mà có thể tồn tại mãi không? Chắc chắn không! Nhưng chúng ta không phải đợi hệ thống của Sa-tan tự kết thúc. Thay vì thế, Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt nó vào thời điểm và theo cách của Ngài. Hành động tiêu diệt thế gian ác này sẽ phản ánh trọn vẹn sự công bình và yêu thương của Đức Chúa Trời.—Thi 92:7; Châm 2:21, 22.
2 Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang-rầm mà qua đi, các thể-chất bị đốt mà tiêu-tán, đất cùng mọi công-trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy [“phơi bày”, NW]” (2 Phi 3:10). “Các từng trời” và “đất” nói đến ở đây là gì? “Các thể-chất” mà sẽ bị tiêu tán là gì? Và Phi-e-rơ có ý gì khi nói “đất cùng mọi công-trình trên nó” đều bị “phơi bày”? Biết câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị cho những sự kiện kinh khiếp sắp xảy ra trong một ngày gần đây.
Các từng trời và đất sẽ qua đi
3. “Các từng trời” được nói đến nơi 2 Phi-e-rơ 3:10 là gì, và sẽ qua đi như thế nào?
3 Trong Kinh Thánh, khi được dùng theo nghĩa tượng trưng, từ “trời” thường ám chỉ các thế lực cai trị, cao hơn các thần dân (Ê-sai 14:13, 14; Khải 21:1, 2). “Các từng trời” nơi 2 Phi-e-rơ 3:10 tượng trưng cho sự cai trị của loài người trên thế gian không tin kính. Các từng trời qua đi với “tiếng vang-rầm” có lẽ cho thấy chúng bị hủy diệt cách nhanh chóng.
4. “Đất” là gì, và sẽ bị hủy diệt như thế nào?
4 “Đất” tượng trưng cho thế gian loài người xa cách Đức Chúa Trời. Thế gian như thế đã hiện hữu trong thời Nô-ê, và kết thúc bởi trận Nước Lụt theo lệnh Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết: “Trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán-xét và hủy-phá kẻ ác” (2 Phi 3:7). Trận Nước Lụt đã hủy diệt tất cả người ác cùng một lúc, nhưng sự hủy diệt sắp đến sẽ xảy ra theo từng giai đoạn trong “cơn đại-nạn” (Khải 7:14). Trong giai đoạn đầu, Đức Chúa Trời sẽ khiến giới lãnh đạo chính trị của thế gian hủy diệt “Ba-by-lôn lớn”, cho thấy Ngài ghê tởm kẻ tà dâm về tôn giáo (Khải 17:5, 16; 18:8). Sau đó, trong trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, giai đoạn cuối của cơn đại nạn, Đức Giê-hô-va sẽ tận diệt phần còn lại của thế gian theo Sa-tan.—Khải 16:14, 16; 19:19-21.
‘Các thể-chất sẽ bị tiêu-tán’
5. “Các thể-chất” bao gồm gì?
5 “Các thể-chất” mà sẽ bị “tiêu-tán” là gì? “Các thể-chất” mà Phi-e-rơ nói đến ám chỉ những điều cơ bản tạo nên các đặc tính, thái độ, đường lối và mục tiêu gian ác của thế gian. “Các thể-chất” này bao gồm 1 Cô 2:12; đọc Ê-phê-sô 2:1-3). Tinh thần này lan tràn khắp thế gian của Sa-tan. Nó khiến người ta có suy nghĩ, dự tính, nói năng và hành động phản ánh tinh thần của Sa-tan, “vua cầm quyền” đầy kiêu ngạo, ngang tàng.
“thần thế-gian”, là tinh thần “hiện đương hành-động trong các con bạn-nghịch” (6. Tinh thần thế gian thể hiện như thế nào?
6 Dù vô tình hay cố ý, những người bị nhiễm tinh thần thế gian để cho Sa-tan ảnh hưởng tâm trí mình, khiến họ phản ánh lối suy nghĩ và thái độ của hắn. Vì thế, họ làm theo ý mình mà không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Phản ứng của họ trong các tình huống dựa trên sự kiêu ngạo hoặc ích kỷ. Họ thể hiện thái độ chống đối uy quyền, và buông mình theo “sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt”.—Đọc 1 Giăng 2:15-17. *
7. Tại sao chúng ta phải “cẩn-thận giữ tấm lòng”?
7 Thật quan trọng biết bao khi chúng ta “cẩn-thận giữ tấm lòng” bằng cách dùng sự khôn ngoan dựa trên Lời Đức Chúa Trời trong việc chọn bạn, đọc sách, giải trí và vào các trang web trên Internet! (Châm 4:23). Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết-học và lời hư-không, theo lời truyền-khẩu của loài người, sơ-học của thế-gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng” (Cô 2:8). Lời khuyên ấy càng khẩn cấp hơn khi ngày của Đức Giê-hô-va đến gần, vì “lửa” với sức nóng chưa từng thấy sẽ làm tan chảy “các thể-chất” của hệ thống Sa-tan, cho thấy chúng hoàn toàn không có khả năng chống lửa. Điều này khiến chúng ta nhớ đến những lời nơi Ma-la-chi 4:1: “Ngày đến, cháy như lò lửa. Mọi kẻ kiêu-ngạo, mọi kẻ làm sự gian-ác sẽ như rơm-cỏ; Đức Giê-hô-va vạn-quân phán: Ngày ấy đến, thiêu-đốt chúng nó”.
‘Đất cùng mọi công-trình trên nó đều sẽ bị phơi bày’
8. Đất và mọi công trình trên đó sẽ “bị phơi bày” như thế nào?
8 Phi-e-rơ có ý gì khi ông viết ‘đất cùng mọi công-trình trên nó đều sẽ bị phơi bày’? Phi-e-rơ muốn nói rằng trong cơn đại nạn, Đức Giê-hô-va sẽ vạch trần thế gian của Sa-tan, cho thấy nó đã chống lại Ngài và Nước của Ngài, vì thế nó đáng bị hủy diệt. Ê-sai 26:21 tiên tri về thời kỳ ấy: “Đức Giê-hô-va ra từ nơi Ngài, đặng phạt dân-cư trên đất vì tội-ác họ. Bấy giờ đất sẽ tỏ-bày huyết nó ra, và không che-đậy những kẻ đã bị giết nữa”.
9. (a) Chúng ta nên tránh điều gì, và tại sao? (b) Chúng ta nên vun trồng điều gì, và tại sao?
9 Trong ngày của Đức Giê-hô-va, những ai đã chịu ảnh hưởng bởi thế gian và tinh thần độc ác của nó sẽ thể hiện bản chất của họ, thậm chí giết hại lẫn nhau. Thật vậy, rất có thể là vô số loại hình giải trí bạo động phổ biến ngày nay đang uốn nắn tâm trí nhiều người để họ sẵn sàng cho thời kỳ mà ‘tay người nầy sẽ giá lên nghịch cùng tay kẻ lân-cận mình’ (Xa 14:13). Vậy, điều quan trọng là tránh bất cứ điều gì—chẳng hạn như phim ảnh, sách báo, trò chơi điện tử—có thể làm chúng ta có những tính mà Đức Chúa Trời ghét như kiêu ngạo và ưa thích sự hung bạo! (2 Sa 22:28; Thi 11:5). Chúng ta hãy vun trồng trái của thánh linh, vì những đức tính như thế sẽ chống được “lửa” trong ngày của Đức Giê-hô-va.—Ga 5:22.
“Trời mới đất mới”
10, 11. “Trời mới” và “đất mới” là gì?
10 Đọc 2 Phi-e-rơ 3:13. “Trời mới” là Nước ở trên trời của Đức Chúa Trời. Nước này được thành lập vào năm 1914, khi “các kỳ dân ngoại” chấm dứt (Lu 21:24). Chính phủ ấy gồm có Chúa Giê-su và 144.000 người đồng cai trị, đa số những người này đã nhận được phần thưởng ở trên trời. Trong sách Khải-huyền, những người được chọn này được miêu tả là “thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa-soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang-sức cho chồng mình” (Khải 21:1, 2, 22-24). Như Giê-ru-sa-lem ở trên đất là thủ đô của nước Y-sơ-ra-ên xưa, Giê-ru-sa-lem Mới và Chú Rể lập thành chính phủ của hệ thống mới. Thành ở trên trời này sẽ ‘từ trên trời mà xuống’, nghĩa là hướng sự chú ý đến trái đất.
11 “Đất mới” là xã hội mới của loài người, những người đã thể hiện lòng tự nguyện phục tùng Nước Trời. Dân Đức Chúa Trời hưởng địa đàng thiêng liêng ngay bây giờ, và cuối cùng sẽ được hưởng tình trạng ấy trong môi trường thích hợp, đó là “thế-gian hầu đến”, thế giới mới tuyệt đẹp trong tương lai (Hê 2:5). Làm thế nào chúng ta có thể được sống trong hệ thống mới?
Chuẩn bị cho ngày lớn của Đức Giê-hô-va
12. Tại sao thế gian sẽ kinh hoàng khi ngày của Đức Giê-hô-va đến?
12 Cả Phao-lô và Phi-e-rơ đều báo trước rằng ngày của Đức Giê-hô-va sẽ đến “như kẻ trộm”—một cách rón rén, bất ngờ. (Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:1, 2). Ngay cả tín đồ Đấng Christ chân chính, những người đang trông chờ ngày đó cũng sẽ ngạc nhiên (Mat 24:44). Tuy nhiên, thế gian sẽ không chỉ ngạc nhiên mà thôi. Phao-lô viết: “Khi người ta [những người xa cách Đức Giê-hô-va] sẽ nói rằng: Bình-hòa và yên-ổn, thì tai-họa thình-lình vụt đến, như sự đau-đớn xảy đến cho người đàn-bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu”.—1 Tê 5:3.
13. Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị lừa gạt bởi lời hô hào “bình-hòa và yên-ổn”?
13 Lời hô hào “bình-hòa và yên-ổn” sẽ chỉ là lời lừa dối khác đến từ ma-quỉ, nhưng không lừa gạt được các tôi tớ của Đức Giê-hô-va. Phao-lô viết: “Anh em chẳng phải ở nơi tối-tăm, nên nỗi ngày đó đến thình-lình cho anh em như kẻ trộm. Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày” (1 Tê 5:4, 5). Vậy, chúng ta hãy ở trong sự sáng, cách xa sự tối tăm của thế gian Sa-tan. Phi-e-rơ viết: “Hỡi kẻ rất yêu-dấu, vì anh em đã được biết trước, vậy hãy giữ cho cẩn-thận, e anh em cũng bị sự mê-hoặc của những người ác ấy [các giáo sư giả trong hội thánh] dẫn-dụ, mất sự vững-vàng của mình chăng”.—2 Phi 3:17.
14, 15. (a) Đức Giê-hô-va làm gì cho thấy Ngài xem trọng chúng ta? (b) Chúng ta nên ghi nhớ những lời được soi dẫn nào?
14 Hãy lưu ý rằng Đức Giê-hô-va không chỉ bảo chúng ta “giữ cho cẩn-thận” mà thôi. Ngài còn xem trọng chúng ta bằng cách nhân từ cho “biết trước” những điểm chính về điều sẽ xảy ra trong tương lai.
15 Nhưng đáng buồn là một số người đã tỏ ra hờ hững, thậm chí hoài nghi những lời nhắc nhở phải tỉnh thức. Họ có thể nói: “Chúng ta đã nghe những lời này trong nhiều thập niên rồi”. Tuy nhiên, những người đó nên nhớ rằng khi nói như thế thật Ha 2:3). Chúa Giê-su cũng nói: “Hãy tỉnh-thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến” (Mat 24:42). Ngoài ra, Phi-e-rơ cũng viết: “Anh em đáng nên thánh và tin-kính trong mọi sự ăn-ở của mình là dường nào, trong khi chờ-đợi trông-mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến” (2 Phi 3:11, 12). Lớp đầy tớ trung tín và Hội đồng lãnh đạo đại diện họ sẽ không bao giờ xem nhẹ những lời khẩn thiết đó!
ra họ đang nghi ngờ Đức Giê-hô-va và Con Ngài, chứ không chỉ lớp đầy tớ trung tín. Đức Giê-hô-va phán: “Hãy đợi” (16. Chúng ta nên tránh thái độ nào, và tại sao?
16 Thật ra, ‘đầy tớ xấu’ là kẻ nghĩ rằng Chủ mình đến chậm (Mat 24:48). Đầy tớ xấu ấy thuộc về nhóm người được miêu tả nơi 2 Phi-e-rơ 3:3, 4. Như Phi-e-rơ cho biết, “trong những ngày sau-rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm-chê, dùng lời giễu-cợt, ở theo tình-dục [“đam mê”, Các Giờ Kinh Phụng Vụ] riêng của mình” mà chế nhạo những người ghi nhớ ngày của Đức Giê-hô-va. Đúng vậy, thay vì tập trung vào lợi ích của Nước Trời, những kẻ gièm chê ấy chú trọng bản thân và những ham muốn ích kỷ. Chúng ta đừng bao giờ có thái độ nguy hiểm và không phục tùng như thế! Mong sao chúng ta “nhìn biết rằng sự nhịn-nhục lâu-dài của Chúa chúng ta cốt vì [sự] cứu-chuộc” bằng cách bận rộn trong việc rao giảng về Nước Trời và đào tạo môn đồ, cũng như không quá lo lắng về thời điểm của các biến cố, là điều thuộc về quyền Giê-hô-va Đức Chúa Trời.—2 Phi 3:15; đọc Công-vụ 1:6, 7.
Tin cậy nơi Đức Chúa Trời của sự cứu chuộc
17. Về lời khuyên của Chúa Giê-su là trốn khỏi thành Giê-ru-sa-lem, tín đồ Đấng Christ trung thành đã đáp ứng thế nào, và tại sao?
17 Sau khi quân La Mã tấn công xứ Giu-đê vào năm 66 CN, tín đồ Đấng Christ trung thành làm theo lời khuyên của Chúa Giê-su là trốn khỏi thành Giê-ru-sa-lem ngay khi có cơ hội (Lu 21:20-23). Tại sao họ hành động nhanh chóng và dứt khoát? Chắc chắn, họ đã ghi nhớ lời cảnh báo của Chúa Giê-su. Họ hẳn biết rằng với quyết định đó, họ sẽ chịu gian khổ, như Chúa Giê-su báo trước. Nhưng họ cũng biết rằng Đức Giê-hô-va sẽ không bao giờ lìa bỏ những người trung thành với Ngài.—Thi 55:22.
18. Lời của Chúa Giê-su nơi Lu-ca 21:25-28 ảnh hưởng thế nào đến quan điểm của bạn về cơn đại nạn sắp đến?
18 Chúng ta cũng phải hoàn toàn tin cậy Đức Giê-hô-va, vì chỉ mình Ngài có thể giải cứu chúng ta khi hệ thống hiện nay phải chịu cơn hoạn nạn lớn nhất trong lịch sử Lu-ca 21:25-28.
nhân loại. Sau khi đại nạn bắt đầu, nhưng trước khi Đức Giê-hô-va thực hiện sự phán xét trên phần còn lại của nhân loại, người ta sẽ “thất-kinh mất vía” và “đợi việc hung-dữ xảy ra cho thế-gian”. Tuy nhiên, trong khi kẻ thù của Đức Chúa Trời run sợ, các tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va sẽ không kinh hãi. Ngược lại, họ sẽ vui mừng vì biết rằng sự giải cứu của mình gần đến.—Đọc19. Điều gì sẽ được xem xét trong bài kế tiếp?
19 Thật vậy, một tương lai đầy phấn khích đang chờ đợi những ai giữ mình tách biệt khỏi thế gian và “các thể-chất” của nó! Tuy nhiên, như bài kế tiếp giải thích, muốn nhận được sự sống, chúng ta phải làm nhiều hơn là chỉ tránh điều ác. Chúng ta phải vun trồng những đức tính và thực hiện những công việc làm hài lòng Đức Giê-hô-va.—2 Phi 3:11.
[Chú thích]
^ đ. 6 Để biết thêm về các đặc tính do tinh thần thế gian cổ xúy, xin xem Tháp Canh ngày 1-4-2004, trang 9-14.
Bạn giải thích thế nào?
• Điều gì tượng trưng bởi...
“trời và đất” hiện nay?
“các thể-chất”?
“trời mới đất mới”?
• Tại sao chúng ta hoàn toàn tin cậy nơi Đức Chúa Trời?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 5]
Làm thế nào bạn có thể “cẩn-thận giữ tấm lòng” và giữ mình tách biệt khỏi thế gian?
[Hình nơi trang 6]
Làm thế nào chúng ta cho thấy mình “nhìn biết rằng sự nhịn-nhục lâu-dài của Chúa chúng ta cốt vì [sự] cứu-chuộc”?