Hỡi người trẻ, hãy củng cố ước muốn phụng sự Đức Giê-hô-va!
Hỡi người trẻ, hãy củng cố ước muốn phụng sự Đức Giê-hô-va!
“Trong buổi còn thơ-ấu hãy tưởng-nhớ Đấng Tạo-Hóa”.—TRUYỀN 12:1.
1. Con trẻ trong dân Y-sơ-ra-ên nhận được lời mời nào?
Khoảng 3.500 năm trước, nhà tiên tri của Đức Giê-hô-va là Môi-se đã bảo các thầy tế lễ và trưởng lão của dân Y-sơ-ra-ên: “Phải nhóm-hiệp dân-sự, nào người nam, người nữ, nào con trẻ... để chúng nghe, tập kính-sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và cẩn-thận làm theo các lời của luật-pháp nầy” (Phục 31:12). Hãy lưu ý ai phải tham dự các buổi nhóm để thờ phượng: người nam, người nữ và con trẻ. Đúng vậy, ngay cả người trẻ cũng có mặt trong vòng những người phải lắng nghe, học hỏi và làm theo sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va.
2. Đức Giê-hô-va đã bày tỏ sự quan tâm đến người trẻ trong hội thánh tín đồ Đấng Christ thời ban đầu như thế nào?
2 Vào thế kỷ thứ nhất, Đức Giê-hô-va vẫn bày tỏ sự quan tâm đến những người trẻ trong vòng dân Ngài. Chẳng hạn, trong vài lá thư sứ đồ Phao-lô gửi cho các hội thánh, Ngài cũng đã soi dẫn ông viết những chỉ dẫn dành riêng cho người trẻ. (Đọc Ê-phê-sô 6:1; Cô-lô-se 3:20). Khi áp dụng lời khuyên ấy, người trẻ tín đồ Đấng Christ đã gia tăng lòng biết ơn đối với Cha yêu thương trên trời và nhận được ân phước của Ngài.
3. Ngày nay, người trẻ thể hiện ước muốn phụng sự Đức Chúa Trời như thế nào?
3 Những người trẻ thời nay có được mời nhóm lại để thờ phượng Đức Giê-hô-va không? Có! Vì thế, dân sự Đức Chúa Trời vui mừng khi thấy rất nhiều tôi tớ trẻ tuổi của Ngài trên khắp thế giới khắc ghi vào lòng lời khuyên này của sứ đồ Phao-lô: “Ai nấy hãy coi-sóc nhau để khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên-bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê 10:24, 25). Ngoài ra, nhiều người trẻ cùng cha mẹ tham gia công việc rao giảng tin mừng về Nước Trời (Mat 24:14). Để biểu lộ tình yêu thương chân thành với Đức Giê-hô-va, mỗi năm có hàng ngàn người trẻ làm báp-têm, và họ nhận được ân phước nhờ làm môn đồ của Chúa Giê-su.—Mat 16:24; Mác 10:29, 30.
Hưởng ứng lời mời—Ngay bây giờ
4. Khi nào người trẻ có thể nhận lời mời của Đức Chúa Trời để phụng sự Ngài?
4 Truyền-đạo 12:1 nói: “Trong buổi còn thơ-ấu [“niên thiếu”, Bản Diễn Ý] hãy tưởng-nhớ Đấng Tạo-Hóa”. Hỡi những người trẻ, bạn nghĩ mình phải bao nhiêu tuổi mới được nhận lời mời nồng ấm đó để thờ phượng và phụng sự Đức Giê-hô-va? Kinh Thánh không nói cụ thể. Vì vậy, đừng do dự, nghĩ rằng bạn chưa đủ tuổi để lắng nghe Đức Giê-hô-va và phụng sự Ngài. Dù bao nhiêu tuổi, bạn được khuyến khích hưởng ứng ngay lời mời ấy.
5. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cái tiến bộ về thiêng liêng?
5 Nhiều người trong số các bạn tiến bộ về thiêng liêng nhờ cha hay mẹ hoặc cả hai. Về phương diện này, các bạn giống như người 2 Ti 3:14, 15). Cha mẹ bạn có thể đang huấn luyện bạn như thế. Họ hướng dẫn bạn học Kinh Thánh, cầu nguyện với bạn, dẫn bạn đến các buổi nhóm họp và hội nghị, cũng như cùng với bạn tham gia thánh chức. Thật thế, dạy dỗ bạn về đường lối Đức Giê-hô-va là trách nhiệm rất quan trọng mà cha mẹ bạn đã được Ngài giao. Bạn có quý trọng tình yêu thương và sự quan tâm của họ dành cho bạn không?—Châm 23:22.
trẻ Ti-mô-thê thời xưa. Khi còn thơ ấu, Ti-mô-thê đã được mẹ là Ơ-nít và bà ngoại là Lô-ít dạy dỗ về Kinh Thánh (6. (a) Theo Thi-thiên 110:3, sự thờ phượng nào làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va? (b) Giờ đây chúng ta sẽ xem xét gì?
6 Tuy nhiên, khi các bạn trẻ ngày càng lớn, Đức Giê-hô-va muốn các bạn “thử cho biết ý-muốn tốt-lành, đẹp lòng và trọn-vẹn” của Ngài, như Ti-mô-thê đã làm (Rô 12:2). Một khi thực hiện điều đó, các bạn sẽ tham gia hoạt động của hội thánh vì muốn làm theo ý Ngài, chứ không phải vì cha mẹ. Nếu bạn phụng sự Đức Giê-hô-va với tinh thần tình nguyện, điều đó làm đẹp lòng Ngài (Thi 110:3). Vậy, làm thế nào bạn có thể cho thấy mình muốn củng cố ước muốn lắng nghe Đức Giê-hô-va và vâng theo sự hướng dẫn của Ngài? Chúng ta sẽ xem xét ba cách quan trọng mà bạn có thể cho thấy điều đó: học hỏi, cầu nguyện và hạnh kiểm. Hãy thảo luận từng cách.
Học biết rõ về Đức Giê-hô-va
7. Chúa Giê-su đã nêu gương như thế nào về việc học hỏi Kinh Thánh? Và điều gì đã giúp ngài làm thế?
7 Cách đầu tiên để cho thấy bạn muốn củng cố ước muốn phụng sự Đức Giê-hô-va là đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Khi đều đặn đọc Lời Đức Chúa Trời, bạn có thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh và có được sự hiểu biết quý giá về Kinh Thánh (Mat 5:3, Bản Dịch Mới *). Chúa Giê-su đã nêu gương về phương diện này. Vào dịp nọ, lúc ngài 12 tuổi, cha mẹ tìm thấy ngài trong đền thờ “đang ngồi giữa mấy thầy thông-thái, vừa nghe vừa hỏi” (Lu 2:44-46). Từ nhỏ, Chúa Giê-su đã khao khát Lời Đức Chúa Trời và có sự hiểu biết về Kinh Thánh. Điều gì đã giúp ngài? Hẳn mẹ ngài là Ma-ri và cha nuôi là Giô-sép đóng vai trò quan trọng. Họ là tôi tớ của Đức Chúa Trời và đã dạy dỗ Chúa Giê-su về Đức Giê-hô-va từ thuở thơ ấu.—Mat 1:18-20; Lu 2:41, 51.
8. (a) Khi nào cha mẹ nên bắt đầu dạy dỗ con yêu mến Lời Đức Chúa Trời? (b) Xin kể một kinh nghiệm cho thấy giá trị của việc dạy con cái từ khi thơ ấu.
8 Tương tự thế, các bậc cha mẹ kính sợ Đức Chúa Trời ngày nay nhận biết giá trị của việc dạy dỗ con cái biết khao khát lẽ thật trong Kinh Thánh ngay từ khi còn thơ ấu (Phục 6:6-9). Đó là điều chị Rubi, một tín đồ Đấng Christ, đã làm chỉ ít lâu sau khi sinh con trai đầu lòng là Joseph. Mỗi ngày chị đọc Sách kể chuyện Kinh Thánh cho con nghe. Khi Joseph lớn hơn một chút, chị giúp con học thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh. Sự dạy dỗ đó có mang lại lợi ích cho Joseph không? Có. Không lâu sau khi biết nói, em có thể kể nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh bằng lời riêng. Và khi lên năm, em đã làm bài giảng đầu tiên trong Trường Thánh Chức.
9. Tại sao việc đọc Kinh Thánh và suy ngẫm những điều bạn đọc là quan trọng?
9 Để tiến bộ hơn về thiêng liêng, các bạn trẻ nên tập và giữ thói quen đọc Kinh Thánh hằng ngày từ khi còn niên thiếu (Thi 71:17). Tại sao việc đọc Kinh Thánh sẽ giúp bạn tiến bộ? Hãy lưu ý điều Chúa Giê-su nói trong lời cầu nguyện với Cha ngài: “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật” (Giăng 17:3). Đúng thế, càng tiếp thu sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va, bạn càng thấy rõ Ngài là Đấng như thế nào và càng yêu mến Ngài (Hê 11:27). Vì vậy, mỗi lần đọc một đoạn Kinh Thánh, hãy tận dụng cơ hội đó để học biết thêm về Ngài. Hãy tự hỏi: “Lời tường thuật này cho tôi biết gì về Đức Giê-hô-va? Đoạn Kinh Thánh này cho thấy Đức Giê-hô-va yêu thương và quan tâm đến tôi như thế nào?”. Dành thời gian để suy ngẫm về những câu hỏi trên sẽ giúp bạn biết lối suy nghĩ và cảm xúc của Đức Giê-hô-va, cũng như những điều Ngài đòi hỏi nơi bạn. (Đọc Châm-ngôn 2:1-5). Như người trẻ Ti-mô-thê, bạn sẽ “tin chắc” những điều bạn học từ Kinh Thánh, và được thôi thúc thờ phượng Đức Giê-hô-va với lòng tự nguyện.—2 Ti 3:14.
Cầu nguyện củng cố tình yêu thương với Đức Giê-hô-va như thế nào?
10, 11. Cầu nguyện giúp bạn củng cố ước muốn phụng sự Đức Chúa Trời như thế nào?
10 Cách thứ hai để củng cố ước muốn hết lòng phụng sự Đức Giê-hô-va là cầu nguyện. Câu Thi-thiên 65:2 nói: “Hỡi Đấng nghe lời cầu-nguyện, các xác-thịt đều sẽ đến cùng Ngài”. Ngay cả trong thời kỳ Y-sơ-ra-ên là dân tộc giao ước của Đức Chúa Trời, những người ngoại đến đền thờ Đức Giê-hô-va cũng có thể cầu nguyện với Ngài (1 Vua 8:41, 42). Đức Chúa Trời không thiên vị. Những người vâng giữ điều răn của Ngài được bảo đảm rằng Ngài sẽ nghe lời cầu nguyện của họ (Châm 15:8). Chắc chắn “các xác-thịt” cũng bao gồm các bạn trẻ.
11 Chúng ta biết rằng sự giao tiếp thường xuyên và cởi mở là nền tảng của bất cứ tình bạn chân thật nào. Có thể bạn thích chia sẻ cảm nghĩ, mối quan tâm và cảm xúc với một người bạn thân. Tương tự thế, khi cầu nguyện chân thành, bạn đang giao tiếp với Đấng Tạo Hóa Vĩ đại (Phi-líp 4:6, 7). Hãy nói với Đức Giê-hô-va như thể bạn dốc đổ lòng mình với bậc cha mẹ yêu thương hoặc với người bạn thân. Thật ra, có sự tương quan chặt chẽ giữa cách bạn cầu nguyện và cảm nghĩ của bạn về Đức Giê-hô-va. Bạn sẽ nhận thấy rằng tình bạn với Đức Giê-hô-va càng mật thiết, thì lời cầu nguyện của bạn càng có ý nghĩa.
12. (a) Tại sao lời cầu nguyện có ý nghĩa không chỉ là những lời nói? (b) Điều gì giúp bạn thấy rõ Đức Giê-hô-va ở gần bạn?
12 Nhưng hãy nhớ rằng lời cầu nguyện có ý nghĩa không chỉ là những lời nói, mà còn bao hàm cảm xúc sâu kín. Khi cầu nguyện, hãy bày tỏ tình yêu thương nồng ấm, lòng kính trọng sâu xa và sự nương cậy hoàn toàn nơi Đức Giê-hô-va. Khi nhận ra cách Đức Giê-hô-va đáp lời cầu nguyện của bạn, hơn bao giờ hết cá nhân bạn sẽ thấy rõ “Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu-khẩn Ngài” (Thi 145:18). Thật vậy, Đức Giê-hô-va sẽ đến gần bạn, làm bạn vững mạnh để chống trả Ma-quỉ và có quyết định đúng trong đời sống.—Đọc Gia-cơ 4:7, 8.
13. (a) Tình bạn với Đức Chúa Trời đã giúp một chị như thế nào? (b) Tình bạn với Đức Chúa Trời giúp bạn đối phó với áp lực của bạn bè như thế nào?
13 Hãy xem làm thế nào chị Cherie có được nghị lực nhờ mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va. Ở trung học, chị giành được nhiều giải thưởng vì học giỏi và chơi thể thao xuất sắc. Khi tốt nghiệp, chị có cơ hội Mat 6:33.
nhận một học bổng để học lên cao. Chị Cherie nói: “Học bổng ấy rất hấp dẫn. Các huấn luyện viên và bạn bè cứ thúc ép tôi nhận”. Nhưng chị nhận biết rằng học lên cao đòi hỏi chị phải dành phần lớn thời gian để học và chuẩn bị cho các sự kiện thể thao, vì thế, chỉ còn lại ít thời giờ để phụng sự Đức Giê-hô-va. Cherie đã làm gì? Chị nói: “Sau khi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va, tôi từ chối học bổng và bắt đầu làm tiên phong đều đều”. Đến nay, chị đã làm tiên phong được 5 năm. Chị cho biết: “Tôi không có gì để hối tiếc. Tôi hạnh phúc vì biết quyết định của mình làm vui lòng Đức Giê-hô-va. Thật vậy, nếu đặt Nước Trời lên hàng đầu, bạn sẽ nhận được tất cả những điều khác”.—Hạnh kiểm tốt cho thấy bạn có “lòng thanh-khiết”
14. Tại sao hạnh kiểm tốt của bạn quan trọng trước mắt Đức Giê-hô-va?
14 Cách thứ ba để cho thấy bạn đang phụng sự Đức Giê-hô-va với lòng tự nguyện là qua hạnh kiểm. Đức Giê-hô-va ban phước cho những người trẻ giữ thanh sạch về đạo đức. (Đọc Thi-thiên 24:3-5). Người trẻ Sa-mu-ên thời xưa đã không làm theo những hành vi vô luân của các con trai thầy tế lễ thượng phẩm Hê-li. Hạnh kiểm tốt của Sa-mu-ên đã được chú ý. Kinh Thánh cho biết: “Gã trai-trẻ Sa-mu-ên cứ lớn lên, Đức Giê-hô-va và người ta đều lấy làm đẹp lòng người”.—1 Sa 2:26.
15. Bạn giữ hạnh kiểm tốt vì những lý do nào?
15 Chúng ta sống trong một thế gian đầy dẫy những người tư kỷ, xấc xược, nghịch cha mẹ, bội bạc, dữ tợn, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời—đó chỉ là một số nét tính của người ta mà sứ đồ Phao-lô liệt kê (2 Ti 3:1-5). Vì vậy, giữ hạnh kiểm gương mẫu trong môi trường gian ác này có thể là một thách đố. Tuy nhiên, mỗi khi làm điều đúng và tránh những hành vi không tin kính, bạn chứng tỏ mình ở về phía Đức Giê-hô-va trong vấn đề quyền cai trị hoàn vũ (Gióp 2:3, 4). Bạn cũng thỏa nguyện khi biết mình đang đáp ứng lời kêu gọi nồng ấm của Đức Giê-hô-va: “Hỡi con, khá khôn-ngoan, và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha” (Châm 27:11). Thêm vào đó, biết mình được Đức Giê-hô-va chấp nhận sẽ củng cố ước muốn phụng sự Ngài.
16. Một chị đã làm vui lòng Đức Giê-hô-va như thế nào?
16 Ở tuổi thanh thiếu niên, một chị tín đồ Đấng Christ tên là Carol đã giữ vững các nguyên tắc Kinh Thánh khi đi học, và hạnh kiểm tin kính của chị đã được người khác chú ý. Chuyện gì đã xảy ra? Chị Carol đã bị bạn cùng lớp chế giễu vì lương tâm được Kinh Thánh rèn luyện không cho phép chị tham dự các hoạt động của những ngày lễ thế gian và nghi lễ quốc gia. Vào những dịp ấy, đôi khi chị có cơ hội để giải thích niềm tin của mình cho người khác. Nhiều năm sau, chị Carol nhận được tấm thiệp từ một người bạn học cũ, ghi rằng: “Tôi luôn muốn liên lạc với chị và nói lời cảm ơn. Hạnh kiểm tin kính và gương mẫu của chị khi còn là một tín đồ trẻ, cũng như lập trường can đảm về những ngày lễ, đã gây ấn tượng nơi người khác. Chị là Nhân Chứng Giê-hô-va đầu tiên mà tôi tiếp xúc”. Gương của chị Carol đã để lại ấn tượng sâu sắc, khiến bạn của chị sau
này bắt đầu tìm hiểu Kinh Thánh. Trong thiệp, chị ấy cho biết là mình đã báp-têm trở thành Nhân Chứng hơn 40 năm! Như chị Carol, ngày nay, những bạn trẻ can đảm giữ vững các nguyên tắc Kinh Thánh có thể thúc đẩy những người có lòng thành tìm hiểu về Đức Giê-hô-va.Người trẻ ca ngợi Đức Giê-hô-va
17, 18. (a) Bạn nghĩ thế nào về những người trẻ trong hội thánh? (b) Tương lai nào đang chờ đón những người trẻ kính sợ Đức Chúa Trời?
17 Tất cả chúng ta trong tổ chức của Đức Giê-hô-va trên toàn thế giới đều phấn khởi khi thấy hàng ngàn người trẻ sốt sắng tham gia sự thờ phượng thật! Những bạn trẻ này củng cố ước muốn thờ phượng Đức Giê-hô-va qua việc đọc Kinh Thánh hằng ngày, cầu nguyện và có hạnh kiểm phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời. Những người trẻ gương mẫu như thế là nguồn mang lại niềm vui cho cha mẹ cũng như cho dân sự của Đức Giê-hô-va.—Châm 23:24, 25.
18 Trong tương lai, những người trẻ trung thành sẽ có mặt trong số những người được sống sót vào thế giới mới mà Đức Chúa Trời đã hứa (Khải 7:9, 14). Ở đấy, họ sẽ nhận được vô vàn ân phước khi ngày càng biết ơn Đức Giê-hô-va, và có thể ngợi khen Ngài cho đến mãi mãi.—Thi 148:12, 13.
[Chú thích]
^ đ. 7 Câu Ma-thi-ơ 5:3, Bản Dịch Mới nói: “Phước cho người nghèo khổ trong tâm linh”.
Bạn giải thích thế nào?
• Ngày nay, người trẻ có thể tham gia sự thờ phượng thật như thế nào?
• Để nhận lợi ích từ việc đọc Kinh Thánh, tại sao suy ngẫm là điều trọng yếu?
• Cầu nguyện giúp bạn đến gần Đức Giê-hô-va như thế nào?
• Khi giữ hạnh kiểm tốt, tín đồ Đấng Christ chứng tỏ điều gì, và mang lại kết quả nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Lời chú thích nơi trang 5]
Bạn có thói quen đọc Kinh Thánh hằng ngày không?