Lối cai trị của Sa-tan chắc chắn thất bại
Lối cai trị của Sa-tan chắc chắn thất bại
“Kẻ ác sẽ chẳng được phước”.—TRUYỀN 8:13.
1. Tại sao sự phán xét sắp đến dành cho người ác là một tin mang lại an ủi?
Không sớm thì muộn người ác sẽ bị phán xét. Họ phải chịu trách nhiệm về những hành động mình đã làm (Châm 5:22; Truyền 8:12, 13). Đó là một tin mang lại an ủi, đặc biệt đối với những người yêu sự công bình nhưng phải chịu sự bất công và ngược đãi trong tay người ác. Kẻ độc ác nhất sẽ bị phán xét là cha của sự gian ác, Sa-tan Ma-quỉ.—Giăng 8:44.
2. Tại sao cần có thời gian để giải quyết vấn đề được nêu ở vườn Ê-đen?
2 Ở vườn Ê-đen, Sa-tan, kẻ đầy lòng tự cao, đã khiến loài người từ bỏ đường lối cai trị của Đức Giê-hô-va. Hậu quả là tổ phụ của chúng ta đứng về phía Sa-tan, thách thức quyền cai trị chính đáng của Đức Giê-hô-va và trở thành những người tội lỗi trước mắt Ngài (Rô 5:12-14). Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va biết đường lối bất tuân và phản nghịch của họ sẽ dẫn đến hậu quả nào. Tuy nhiên, tất cả các tạo vật thông minh phải thấy rõ hậu quả chắc chắn này. Thế nên, cần có thời gian để giải quyết vấn đề và chứng tỏ một cách rõ ràng rằng những kẻ phản nghịch hoàn toàn sai.
3. Chúng ta có quan điểm nào về chính phủ loài người?
3 Vì đã từ bỏ đường lối cai trị của Đức Giê-hô-va, loài người phải thành lập những thể chế riêng. Khi viết cho anh em đồng đạo ở Rô-ma, sứ đồ Phao-lô gọi các chính phủ loài người là “các đấng cầm quyền trên mình”. Vào thời Phao-lô, “các đấng cầm quyền” chủ yếu là chính quyền La Mã, dưới triều hoàng đế Nê-rô cai trị từ năm 54-68 CN. Phao-lô nói các đấng cầm quyền ấy “đều bởi Đức Chúa Trời chỉ-định”. (Đọc Rô-ma 13:1, 2). Phải chăng điều đó có nghĩa là Phao-lô ủng hộ đường lối cai trị của loài người hơn là của Đức Chúa Trời? Chắc chắn không. Ngược lại, ông chỉ muốn nói rằng bao lâu Đức Giê-hô-va cho phép con người cai trị, tín đồ Đấng Christ nên tôn trọng các sắp đặt ấy và chấp nhận những nhà cai trị.
Con đường dẫn đến tai họa
4. Hãy giải thích tại sao lối cai trị của loài người chắc chắn sẽ thất bại.
4 Dù vậy, lối cai trị của con người dưới ảnh hưởng của Sa-tan chắc chắn sẽ thất bại. Tại sao? Một lý do là nó không dựa trên sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chỉ Đức Giê-hô-va có sự khôn ngoan hoàn hảo. Do đó, Ngài là Đấng hướng dẫn đáng tin cậy duy nhất có thể giúp chúng ta biết đường lối cai trị nào sẽ mang lại thành công (Giê 8:9; Rô 16:27). Không như loài người thường rút kinh nghiệm từ những thất bại, Đức Giê-hô-va luôn luôn biết đường lối tốt nhất. Bất cứ sự cai trị nào không theo hướng dẫn của Ngài sẽ không thể thành công. Vì lý do này cũng như động lực ích kỷ của Sa-tan, chúng ta biết lối cai trị của hắn qua chính phủ loài người chắc chắn sẽ thất bại ngay từ đầu.
5, 6. Điều gì có thể đã khiến Sa-tan rơi vào con đường đối nghịch Đức Giê-hô-va?
5 Một người biết suy xét thường tránh dấn thân vào một việc chắc chắn sẽ thất bại. Ngược lại, nếu khăng khăng làm việc đó, người ấy sẽ phải nhận ra mình sai lầm. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần rằng đối nghịch Đấng Tạo Hóa toàn năng là vô ích. (Đọc Châm-ngôn 21:30). Tuy nhiên, Sa-tan mù quáng vì tính tự cao tự đại nên đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va. Vì thế, Ma-quỉ đã đâm đầu vào con đường chỉ dẫn đến tai họa.
6 Thái độ quá tự phụ của Sa-tan về sau được phản ánh qua một vua Ba-by-lôn. Lời tuyên bố khoác lác của ông được ghi lại như sau: “Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối-cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất-Cao” (Ê-sai 14:13-15). Kế hoạch dại dột của vua này đã thất bại, và triều đại Ba-by-lôn sụp đổ một cách nhục nhã. Tương tự, chẳng bao lâu nữa, Sa-tan và thế gian của hắn sẽ thất bại hoàn toàn.
Tại sao Đức Chúa Trời cho phép có sự cai trị khác?
7, 8. Việc Đức Giê-hô-va để cho sự gian ác tồn tại một thời gian mang lại những lợi ích nào?
7 Một số người có lẽ thắc mắc tại sao Đức Giê-hô-va đã không ngăn cản loài người khi họ đứng về phía Sa-tan và theo lối cai trị khác, một đường lối chắc chắn sẽ thất bại. Là Đức Chúa Trời Toàn Năng, chắc hẳn Ngài có thể làm thế (Xuất 6:3). Nhưng Ngài không can thiệp ngay. Là Đấng khôn ngoan, Đức Chúa Trời biết tạm thời không can thiệp vào sự phản nghịch của loài người về lâu về dài sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Cuối cùng, Đức Giê-hô-va sẽ được biện minh là Đấng Cai Trị công bình và yêu thương, đồng thời những người trung thành sẽ được lợi ích nhờ quyết định của Ngài.
8 Gia đình nhân loại có thể tránh được nhiều đau khổ biết bao nếu họ đã kháng cự cám dỗ của Sa-tan và từ chối đi theo đường lối độc lập khỏi sự cai trị của Đức Chúa Trời! Dù vậy, quyết định của Đức Giê-hô-va cho phép loài người tự cai trị một thời gian cũng có lợi. Nhờ đó, những người có lòng ngay thẳng biết chắc rằng lắng nghe và tin cậy nơi Đức Chúa Trời là khôn ngoan. Qua nhiều thế kỷ, nhân loại đã thử nhiều thể chế, nhưng không thể chế nào là hoàn hảo. Điều này củng cố niềm tin của những người thờ phượng Đức Giê-hô-va rằng đường lối cai trị của Ngài là tốt nhất. Đành rằng, việc Đức Giê-hô-va để cho sự cai trị độc ác của Sa-tan diễn ra đã gây nhiều khó khăn cho nhân loại, trong đó có những người trung thành thờ phượng Ngài. Dù vậy, việc Ngài để cho sự gian ác tồn tại một thời gian cũng mang lại lợi ích cho những người trung thành ấy.
Sự phản nghịch nhưng làm vinh hiển Đức Giê-hô-va
9, 10. Hãy giải thích làm thế nào cách cai trị của Sa-tan làm vinh hiển Đức Giê-hô-va.
9 Việc Đức Giê-hô-va để cho loài người ở dưới ảnh hưởng của Sa-tan và tự cai trị chắc chắn không chứng minh đường lối cai trị của Ngài là sai lầm. Thay vì thế, lịch sử đã chứng thực lời Giê-rê-mi nói dưới sự soi dẫn của Đức Chúa Trời là con người không thể tự cai trị chính mình. (Đọc Giê-rê-mi 10:23). Ngoài ra, sự phản nghịch của Sa-tan đã cho Đức Giê-hô-va cơ hội thể hiện rõ ràng hơn các đức tính của Ngài. Như thế nào?
10 Khi so sánh với lối cai trị tai hại của Sa-tan, các đức tính hoàn hảo của Đức Giê-hô-va được thể hiện rõ ràng hơn. Nhờ thế, Đức Chúa Trời được tán dương trước mắt những người yêu mến Ngài. Dù có vẻ nghịch lý, nhưng quả vậy, lối cai trị của Sa-tan thật sự làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Nó làm nổi bật đường lối ưu việt của Đức Giê-hô-va trong việc giải quyết thách thức về quyền tối thượng của Ngài. Để chứng minh điều này, chúng ta hãy thảo luận sơ qua một số đức tính của Đức Giê-hô-va và xem xét làm thế nào sự cai trị độc ác của Sa-tan đã thôi thúc Ngài thể hiện những đức tính này trong nhiều cách khác nữa.
11. Đức Giê-hô-va đã thể hiện tình yêu thương như thế nào?
11 Yêu thương. Kinh Thánh cho chúng ta biết “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương” (1 Giăng 4:8). Thật ra, việc Đức Chúa Trời sáng tạo loài người đã là biểu hiện của tình yêu thương. Hơn nữa, cách chúng ta được tạo ra kỳ diệu và đáng thán phục cũng là bằng chứng của tình yêu thương ấy. Ngoài ra, Đức Giê-hô-va đã yêu thương cung cấp cho nhân loại ngôi nhà địa cầu xinh đẹp, với đủ mọi thứ cần thiết để họ hạnh phúc (Sáng 1:29-31; 2:8, 9; Thi 139:14, 15). Nhưng một khi sự gian ác đã thâm nhập vào gia đình nhân loại, Đức Giê-hô-va thể hiện tình yêu thương qua cách khác. Cách nào? Sứ đồ Giăng trích lời Chúa Giê-su phán: “Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư-mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Đức Chúa Trời đã thể hiện tình yêu thương bằng cách ban Con một của Ngài xuống thế gian làm giá chuộc cho những người tội lỗi. Còn cách nào tốt đẹp hơn không? (Giăng 15:13). Cách thể hiện tình yêu thương tuyệt vời ấy cũng là một gương cho nhân loại, cho họ cơ hội phản ánh tình yêu thương bất vị kỷ của Đức Chúa Trời trong đời sống hằng ngày, như Chúa Giê-su đã làm.—Giăng 17:25, 26.
12. Đức Giê-hô-va thể hiện quyền năng qua cách nào?
12 Quyền năng. Chỉ ‘Chúa, Đức Chúa Trời Toàn-năng’ có quyền lực tạo ra sự sống (Khải 11:17; Thi 36:9). Khi sinh ra, đời một người ví như trang giấy trắng. Lúc qua đời, người ấy đã ghi vào đó mọi quyết định, hành động và trải nghiệm trong cuộc sống, những điều hình thành đặc điểm và nhân cách của mình. Những thông tin này được “lưu giữ” trong trí của Đức Giê-hô-va. Đến đúng thời điểm, Đức Giê-hô-va có thể làm người ấy sống lại, cùng với những đặc điểm đã có trước kia (Giăng 5:28, 29). Vì thế, dù không có trong ý định ban đầu của Đức Giê-hô-va, sự chết tạo cơ hội cho thấy Ngài có quyền năng làm người chết sống lại. Thật vậy, Đức Giê-hô-va là ‘Chúa, Đức Chúa Trời Toàn-năng’.
13. Sự hy sinh của Chúa Giê-su thể hiện tính công bình hoàn hảo của Đức Giê-hô-va như thế nào?
13 Công bình. Đức Giê-hô-va không nói dối và cũng không hành động bất công (Phục 32:4; Tít 1:2). Ngài luôn giữ tiêu chuẩn cao nhất về sự thật và sự công bình, ngay cả khi làm thế dường như bất lợi cho Ngài (Rô 8:32). Hẳn Đức Giê-hô-va đau lòng biết bao khi thấy Con yêu dấu chết trên cây khổ hình như một kẻ phạm thượng bất trung! Dù vậy, vì yêu thương nhân loại bất toàn, Đức Giê-hô-va sẵn lòng để cho điều đau đớn ấy xảy ra hầu giữ vững tiêu chuẩn công bình hoàn hảo của Ngài. (Đọc Rô-ma 5:18-21). Thế gian đầy dẫy bất công đã tạo cơ hội để Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài là Đấng công bình tột bậc.
14, 15. Sự khôn ngoan và lòng kiên nhẫn tột bậc của Đức Giê-hô-va đã được thể hiện qua những cách nào?
14 Khôn ngoan. Ngay sau khi A-đam và Ê-va phạm tội, Đức Giê-hô-va đã tiết lộ cách Ngài sẽ xóa mọi hậu quả tai hại của sự phản nghịch (Sáng 3:15). Khi hành động nhanh chóng như thế, cũng như khi tiết lộ dần dần các chi tiết của ý định này cho tôi tớ Ngài, Đức Giê-hô-va thể hiện rõ sự khôn ngoan (Rô 11:33). Không điều gì có thể cản trở Đức Chúa Trời giải quyết tốt đẹp các vấn đề. Trong thế gian đầy dẫy tình trạng vô đạo đức, tranh chiến, vô lý, không vâng phục, không thương xót, thiên vị và đạo đức giả, Đức Giê-hô-va có nhiều cơ hội chứng tỏ cho các tạo vật thấy sự khôn ngoan thật là thế nào. Môn đồ Gia-cơ nói: “Sự khôn ngoan thiên thượng trước hết là trong sạch, rồi hòa hiếu, tiết độ [“phải lẽ”, NW], thuận phục, đầy dẫy lòng thương xót và quả tốt lành, không thiên vị cũng chẳng đạo đức giả”.—Gia 3:17, Bản Dịch Mới.
15 Kiên nhẫn và nhịn nhục. Tính kiên nhẫn và nhịn nhục của Đức Giê-hô-va trở nên nổi bật qua việc đối phó với sự bất toàn, tội lỗi và yếu kém của nhân loại. Hơn nữa, việc Đức Chúa Trời sẵn sàng nhịn nhục như thế suốt hàng ngàn năm cho thấy Ngài thể hiện những đức tính ấy đến mức hoàn hảo. Chúng ta vô cùng biết ơn Ngài về điều này. Sứ đồ Phi-e-rơ đã đúng khi nói chúng ta nên xem ‘sự nhịn-nhục lâu-dài của Chúa cốt vì cứu-chuộc chúng ta’.—2 Phi 3:9, 15.
16. Tại sao việc Đức Giê-hô-va sẵn lòng tha thứ khiến chúng ta rất vui mừng?
16 Sẵn tha thứ. Tất cả chúng ta đều là người Gia 3:2; 1 Giăng 1:8, 9). Chúng ta thật biết ơn vì Đức Giê-hô-va sẵn lòng “tha-thứ dồi-dào”! (Ê-sai 55:7). Hãy xem xét điều này: Sinh ra là người tội lỗi và bất toàn, chúng ta cảm nghiệm được niềm vui sâu xa khi được Đức Chúa Trời tha thứ lỗi lầm của mình (Thi 51:5, 9, 17). Khi mỗi cá nhân cảm nghiệm đức tính nồng ấm này của Đức Giê-hô-va, chúng ta càng yêu thương Ngài hơn và được khích lệ noi gương Ngài trong việc đối xử với người khác.—Đọc Cô-lô-se 3:13.
tội lỗi và vấp phạm nhiều lần (Tại sao “thế gian đau ốm”?
17, 18. Lối cai trị của Sa-tan đã thất bại thế nào?
17 Qua nhiều thế kỷ, toàn thể thế gian của Sa-tan—hệ quả lối cai trị của hắn—luôn thất bại. Năm 1991, một tờ báo (The European) ghi nhận: “Thế gian đau ốm không? Quả thật là có, nhưng... không do Đức Chúa Trời. Thế gian đau ốm là do con người”. Thật đúng làm sao! Dưới ảnh hưởng của Sa-tan, tổ phụ chúng ta đã chọn đường lối tự cai trị thay vì để Đức Giê-hô-va cai trị. Như thế, họ bắt đầu một lối cai trị chắc chắn dẫn đến thất bại. Sự đau đớn và khổ sở trên khắp thế giới là dấu hiệu cho thấy sự cai trị của loài người khiến thế gian mắc một căn bệnh đáng sợ.
18 Lối cai trị của Sa-tan cổ vũ tính ích kỷ. Tuy nhiên, tính ích kỷ không bao giờ thắng được tình yêu thương, vốn là căn bản sự cai trị của Đức Giê-hô-va. Lối cai trị của Sa-tan không mang lại sự ổn định, hạnh phúc và an toàn. Ngược lại, đường lối cai trị của Đức Giê-hô-va được biện minh là tốt nhất! Ngày nay có bằng chứng nào về điều đó không? Có, chúng ta sẽ xem trong bài kế tiếp.
Chúng ta học được gì về đường lối cai trị qua:
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 25]
Sự cai trị của Sa-tan không bao giờ mang lại lợi ích cho nhân loại
[Nguồn tư liệu]
U.S. Army photo
WHO photo by P. Almasy
[Hình nơi trang 26]
Đức Giê-hô-va có quyền năng làm người chết sống lại
[Hình nơi trang 27]
Tình yêu thương và sự công bình của Đức Giê-hô-va được thể hiện qua việc hy sinh Con Ngài