Bí quyết để có đời sống ý nghĩa
Bí quyết để có đời sống ý nghĩa
NHIỀU người sống để kiếm tiền và để có được những thứ mà họ muốn. Một số người thì cố gắng trở nên nổi tiếng hay nỗ lực cả đời để đạt đến nghệ thuật hoàn hảo. Có những người sống là để giúp đỡ người khác. Nhưng cũng có người không biết mục đích đời sống họ là gì và tại sao họ hiện hữu.
Còn bạn thì sao? Có bao giờ bạn nghĩ tại sao bạn hiện hữu không? Bí quyết để có đời sống ý nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng xem một số mục tiêu mà người ta thường theo đuổi có thật sự mang lại thành công và thỏa nguyện cho đời sống họ không.
Tiền bạc và thú vui mang lại gì?
Kinh Thánh nói nơi Truyền-đạo 7:12 như sau: “Vì sự khôn-ngoan che thân cũng như tiền-bạc che thân vậy; nhưng sự khôn-ngoan thắng hơn, vì nó giữ mạng-sống cho người nào đã được nó”. Đúng vậy, tiền bạc có giá trị trong đời sống. Bạn cần tiền để sống, đặc biệt khi bạn phải cáng đáng cả một gia đình.—1 Ti-mô-thê 5:8.
Dĩ nhiên, tiền bạc có thể mang lại nhiều vui thích cho đời sống. Chúa Giê-su là Đấng sáng lập đạo Đấng Christ đã công nhận là ngài không có chỗ để gối đầu. Dù vậy, đôi khi ngài cũng thưởng thức những thức ăn và rượu ngon ngọt. Hơn nữa, ngài cũng mặc một bộ áo đắt tiền.—Ma-thi-ơ 8:20; Giăng 2:1-11; 19:23, 24.
Tuy nhiên, Chúa Giê-su không sống để theo đuổi những thú vui. Ngài đặt thứ tự ưu tiên rõ ràng trong đời sống. Chúa Giê-su Lu-ca 12:13-21.
phán: “Sự sống của người ta không phải cốt tại của-cải mình dư-dật đâu”. Rồi ngài kể minh họa về một người giàu có. Khi mùa màng bội thu, ông tự nhủ rằng: “Ta phải làm thể nào? Vì không có đủ chỗ chứa hết sản-vật. . . Ta phá cả kho-tàng và cất cái khác lớn hơn, thâu-trữ sản-vật và gia-tài vào đó; rồi sẽ nói với linh-hồn ta rằng: Linh-hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm; thôi, hãy nghỉ, ăn uống, và vui-vẻ”. Suy nghĩ của ông có gì sai không? Chúa Giê-su kể tiếp: “Song Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh-hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của-cải ngươi đã sắm-sẵn sẽ thuộc về ai?”. Dù người giàu này đã tích lũy rất nhiều sản vật, nhưng khi chết đi, ông không hưởng được chút gì trong gia sản kếch xù đó. Chúa Giê-su kết luận bằng cách nêu lên bài học này: “Hễ ai thâu-trữ của cho mình mà không giàu-có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy”.—Thật vậy, chúng ta cần có tiền và đời sống cũng cần được vui vẻ. Tuy nhiên, tiền bạc hay thú vui không phải là điều quan trọng nhất. Giàu có nơi Đức Chúa Trời, tức sống một đời sống được Ngài ban phước, mới chính là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta.
Danh tiếng có quan trọng không?
Đối với nhiều người, tạo lập danh tiếng là mục tiêu của đời họ. Niềm ao ước có được tiếng tăm hay được lưu danh hậu thế không hẳn là sai. Kinh Thánh nói: “Danh-tiếng hơn dầu quí-giá; ngày chết hơn ngày sanh”.—Truyền-đạo 7:1.
Cuộc đời của một người có thể được ví như quyển sách. Khi người ấy mới sinh ra, nó chỉ toàn là những trang giấy trắng. Trong suốt cuộc đời, quyển sách này ghi lại tất cả những gì mà người ấy thực hiện. Nếu làm những điều tốt và đáng khen, ngày người ấy qua đời sẽ tốt hơn nhiều so với ngày được sinh ra.
Người viết sách Truyền-đạo trong Kinh Thánh là Vua Sa-lô-môn. Người anh cùng cha khác mẹ của ông là Áp-sa-lôm muốn lưu danh của mình cho những thế hệ sau qua các con trai. Tuy nhiên, cả ba con trai ông dường như đã chết từ khi còn trẻ. Áp-sa-lôm đã làm gì? Kinh Thánh tường thuật: “Áp-sa-lôm. . . sai dựng một cái bia ở trong trũng vua; vì người nói rằng: Ta không có con trai đặng lưu danh ta. Rồi người lấy danh mình đặt cho cái bia đó”. (2 Sa-mu-ên 14:27; 18:18) Không ai tìm thấy tàn tích của cái bia này. Các học viên Kinh Thánh chỉ biết đến Áp-sa-lôm như là một kẻ phản loạn, âm mưu chiếm ngôi vua của cha mình là Đa-vít.
Ngày nay, nhiều người cũng muốn người khác nhớ đến những gì họ làm. Họ cố gắng tạo danh tiếng trước mắt người khác, là những người có thị hiếu thay đổi thất thường. Thế nhưng, điều gì xảy ra? Trong cuốn sách nói về sự ích kỷ của con người (The Culture of Narcissism), ông Christopher Lasch cho biết: “Ngày nay, người ta đo lường sự thành công bằng tuổi trẻ, danh tiếng và những điều mới lạ. Nhưng danh tiếng thì chóng qua hơn bao giờ hết. Những người nổi tiếng luôn lo sợ một ngày nào đó, tiếng tăm của họ sẽ chìm vào quên lãng”. Vì thế,
nhiều nhân vật nổi tiếng tìm đến ma túy và rượu, là những thứ rút ngắn cuộc đời của họ. Thật vậy, tìm kiếm danh vọng là điều vô ích.Vậy thì chúng ta nên tạo danh tiếng tốt trước mắt ai? Đức Giê-hô-va, Đấng Tạo Hóa của chúng ta, nói với nhà tiên tri Ê-sai về những người gìn giữ Luật Pháp của Ngài: “Ta sẽ ban cho họ tại trong nhà ta và trong tường ta một chỗ, và một danh. . . Ta lại sẽ ban cho họ một danh đời đời chẳng hề dứt đi”. (Ê-sai 56:4, 5) Nhờ vâng lời Đức Chúa Trời nên họ được Ngài chấp nhận và được ban cho ‘một chỗ và một danh’. Đức Chúa Trời sẽ nhớ tên của họ đến đời đời và họ sẽ nhận được sự sống vĩnh cửu. Kinh Thánh khuyến khích chúng ta tạo loại danh tiếng như thế—danh tiếng tốt trước mắt Đức Giê-hô-va.
Nhà tiên tri Ê-sai báo trước về thời kỳ những người trung thành sẽ nhận được sự sống vĩnh cửu trong Địa Đàng. Đó mới là “sự sống thật”—sự sống mà Đức Chúa Trời muốn loài người vui hưởng khi tạo dựng nên họ. (1 Ti-mô-thê 6:12, 19) Thay vì sống một cuộc đời chóng qua và không thỏa nguyện, chúng ta hãy quyết tâm có được sự sống vĩnh cửu!
Theo đuổi nghệ thuật và làm từ thiện—Có thỏa nguyện không?
Nhiều nghệ sĩ luôn mong muốn hoàn thiện tác phẩm của mình để đạt đến mức độ mà họ cho là hoàn hảo. Thế nhưng đời sống hiện tại quá ngắn ngủi. Ở tuổi 90, họa sĩ Hideo (được đề cập ở bài trước) vẫn cố hết sức nâng cao kỹ năng nghệ thuật của ông. Dù họ thỏa mãn khi tác phẩm của mình đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, nhưng rồi họ không thể làm được nhiều như thời còn trẻ nữa. Tuy nhiên, nếu họ được sống đời đời thì sao? Họ sẽ có mọi điều kiện để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật!
Còn về việc làm từ thiện thì sao? Quan tâm đến người nghèo và dùng của cải để giúp người thiếu thốn là điều tốt. Kinh Thánh nói: “Ban cho thì có phước hơn là nhận-lãnh”. (Công-vụ 20:35) Một người có thể được thỏa nguyện khi quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Tuy nhiên, ngay dù cống hiến cả đời để làm từ thiện, người ấy có thể làm được đến mức nào? Những gì con người thực hiện chỉ có thể làm vơi đi phần nào nỗi đau của những người bất hạnh. Ngoài ra, dù giúp đỡ người khác nhiều của cải đến đâu đi nữa cũng không thể đáp ứng một nhu cầu cơ bản của họ—nhu cầu mà người ta thời nay không mấy quan tâm. Nhu cầu đó là gì?
Một nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng
Trong một bài giảng nổi tiếng được gọi là Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su nói đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: “Phước cho những người ý thức về nhu cầu thiêng liêng vì nước thiên đàng thuộc những người đó”. (Ma-thi-ơ 5:3, NW) Vì thế, Kinh Thánh cho biết hạnh phúc thật không tùy thuộc vào sự giàu sang, danh vọng, thành tựu nghệ thuật hay việc làm từ thiện. Trái lại, nó tùy thuộc vào việc một người có thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng—nhu cầu thờ phượng Đức Chúa Trời—của mình hay không.
Một sứ đồ của Chúa Giê-su là Phao-lô đã từng khuyên những ai chưa biết về Đấng Tạo Hóa nên tìm hiểu về Ngài. Ông nói: “[Đức Chúa Trời] đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới-hạn chỗ ở, hầu cho tìm-kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có”.—Công-vụ 17:26-28.
Thỏa mãn nhu cầu thờ phượng Đức Chúa Trời là bí quyết để có hạnh phúc thật. Khi đáp ứng nhu cầu thiêng liêng, chúng ta có cơ hội nhận được “sự sống thật”. Hãy xem trường hợp của chị Teresa. Chị là nữ diễn viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên đóng vai chính trong loạt phim dài một giờ của đài truyền hình Hoa Kỳ. Từ đó, chị càng
nổi tiếng hơn trong giới truyền thông. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, chị từ bỏ tất cả những điều đó. Tại sao thế? Chị Teresa cho biết: “Tôi tin chắc rằng sống theo những lời khuyên của Kinh Thánh là lối sống tốt nhất”. Chị không muốn mất đi mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời chỉ vì đóng những cảnh cổ vũ tinh thần bạo lực và vấn đề tình dục trong loạt phim đó. Dù không còn chỗ đứng trong lòng công chúng, nhưng chị có một đời sống thật sự thỏa nguyện vì chị đã phụng sự Đức Chúa Trời với tư cách là người rao giảng tin mừng Nước Trời trọn thời gian và giúp người khác cũng có mối quan hệ tốt với Đấng Tạo Hóa.Khi biết chị Teresa quyết định bỏ nghề, một người bạn cũ của chị nói: “Tôi rất thất vọng và không muốn thấy cô ấy vứt bỏ sự nghiệp mà theo tôi là đang trên đà tỏa sáng. Nhưng rõ ràng cô ấy đã tìm thấy một điều gì đó tốt hơn và quan trọng hơn nhiều”. Một thời gian sau, chị Teresa qua đời. Người bạn cũ ấy đã nói về chị như sau: “Cô ấy đã tìm được hạnh phúc, và đó là tất cả những gì chúng ta cần trong cuộc đời. Bao nhiêu người trong chúng ta có thể nói là mình hạnh phúc?”. Ngoài ra, một triển vọng tuyệt vời đang chờ đón những ai đặt mối quan hệ với Đức Chúa Trời lên hàng đầu trong đời sống nhưng đã qua đời. Đó là sự sống lại dưới quyền cai trị của Nước Trời.—Giăng 5:28, 29.
Đấng Tạo Hóa có một ý định khi dựng nên trái đất và nhân loại. Ngài muốn bạn biết ý định này và vui hưởng sự sống vĩnh cửu trong Địa Đàng. (Thi-thiên 37:10, 11, 29) Bây giờ là lúc để học biết nhiều hơn về Đức Giê-hô-va, Đấng Tạo Hóa của trời và đất, cũng như về những gì mà Ngài sẽ dành cho bạn. Nhân Chứng Giê-hô-va nơi bạn cư ngụ sẽ vui mừng giúp đỡ bạn. Chúng tôi chân thành mời bạn hãy liên lạc với họ hoặc viết thư cho nhà xuất bản tạp chí này.
[Hình nơi trang 5]
Lối suy nghĩ của người giàu trong minh họa của Chúa Giê-su có điều gì sai?
[Hình nơi trang 7]
Bạn có muốn vui hưởng sự sống vĩnh cửu trong Địa Đàng không?