Bạn có tiếp tục “bước đi theo thánh-linh” không?
Bạn có tiếp tục “bước đi theo thánh-linh” không?
“Hãy bước đi theo Thánh-Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa-muốn của xác-thịt”.—GA-LA-TI 5:16.
1. Làm thế nào có thể xua tan nỗi lo âu về việc phạm tội nghịch cùng thánh linh?
CÓ MỘT CÁCH để xua tan nỗi lo về việc có thể đã phạm tội nghịch cùng thánh linh Đức Giê-hô-va. Đó là làm theo lời của sứ đồ Phao-lô: “Hãy bước đi theo Thánh-Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa-muốn của xác-thịt”. (Ga-la-ti 5:16) Nếu để thánh linh Đức Chúa Trời hướng dẫn, chúng ta sẽ vượt qua những ham muốn không chính đáng của xác thịt.—Rô-ma 8:2-10.
2, 3. Nếu bước đi theo thánh linh, điều này sẽ tác động đến chúng ta như thế nào?
2 Khi “bước đi theo Thánh-Linh”, sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời sẽ thúc đẩy chúng ta vâng lời Ngài. Chúng ta sẽ thể hiện những đức tính tin kính trong thánh chức, trong hội thánh, tại nhà và ở những nơi khác. Trái của thánh linh sẽ biểu hiện qua cách chúng ta cư xử với người hôn phối, con cái, anh em đồng đạo và với người khác.
3 Sống “theo Đức Chúa Trời về phần hồn [“tâm linh”, Bản Dịch Mới] có thể giúp chúng ta tránh phạm tội. (1 Phi-e-rơ 4:1-6) Nếu để thánh linh hướng dẫn, chắc chắn chúng ta sẽ không phạm tội không thể tha thứ. Nhưng chúng ta còn nhận được những lợi ích nào khác trong đời sống nếu tiếp tục bước đi theo thánh linh?
Duy trì mối quan hệ với Đức Chúa Trời và Đấng Christ
4, 5. Bước đi theo thánh linh ảnh hưởng thế nào đến quan điểm của chúng ta về Chúa Giê-su?
4 Vì bước đi theo thánh linh, chúng ta có thể duy trì mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời và Con Ngài. Viết về các sự ban cho thiêng liêng, Phao-lô nói với các tín hữu ở Cô-rinh-tô: “Tôi tỏ cùng anh em [những người trước kia thờ hình tượng], chẳng ai cảm Thánh-Linh của Đức Chúa Trời, mà nói rằng: Đức Chúa Jêsus đáng nguyền-rủa! Nếu không cảm Đức Thánh-Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa!” (1 Cô-rinh-tô 12:1-3) Bất cứ điều gì xui người ta nguyền rủa Chúa Giê-su hẳn phải bắt nguồn từ Sa-tan Ma-quỉ. Nhưng là tín đồ Đấng Christ, chúng ta tin rằng Đức Giê-hô-va đã làm cho Chúa Giê-su sống lại và lập ngài lên vị thế cao hơn tất cả các tạo vật khác. (Phi-líp 2:5-11) Chúng ta tin nơi sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su và chấp nhận ngài là Chúa do Đức Chúa Trời bổ nhiệm.
5 Vào thế kỷ thứ nhất CN, một số người tự xưng là tín đồ Đấng Christ đã phủ nhận việc Chúa Giê-su đến thế gian trong hình thể con người. (2 Giăng 7-11) Chấp nhận quan điểm sai lầm đó đã khiến một số người bác bỏ những dạy dỗ đúng đắn về Chúa Giê-su, Đấng Mê-si. (Mác 1:9-11; Giăng 1:1, 14) Bước đi theo thánh linh sẽ giúp chúng ta tránh tư tưởng bội đạo như thế. Nhưng chỉ khi nào chúng ta luôn cảnh giác về thiêng liêng, thì mới có thể tiếp tục nhận ân điển của Đức Giê-hô-va và “làm theo lẽ thật”. (3 Giăng 3, 4) Vì vậy, chúng ta hãy kiên quyết bác bỏ mọi tư tưởng bội đạo hầu duy trì mối quan hệ bền vững với Cha trên trời.
6. Sinh hoạt lực Đức Chúa Trời giúp những người bước đi theo thánh linh có các đức tính nào?
6 Sứ đồ Phao-lô liệt kê việc thờ hình tượng và bè phái cùng với “các việc làm của xác-thịt” như gian dâm và luông tuồng. Nhưng ông giải thích: “Những kẻ thuộc về Đức Chúa Jêsus-Christ đã đóng đinh xác-thịt với tình-dục và dâm-dục mình trên thập-tự-giá rồi. Nếu chúng ta nhờ Thánh-Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Ga-la-ti 5:19-21, 24, 25) Đối với những người sống và bước đi theo thánh linh, sinh hoạt lực Đức Chúa Trời giúp họ có những đức tính nào? Sứ đồ Phao-lô viết: “Trái của Thánh-Linh, ấy là lòng yêu-thương, sự vui-mừng, bình-an, nhịn-nhục, nhân-từ, hiền-lành, trung-tín [“đức tin”, NW], mềm-mại, tiết-độ”. (Ga-la-ti 5:22) Chúng ta hãy xem xét những khía cạnh này của trái thánh linh.
Thánh-Linh vậy”. (“Hãy yêu thương nhau”
7. Tình yêu thương là gì và có những đặc tính nào?
7 Tình yêu thương—một khía cạnh của trái thánh linh—thường bao hàm lòng yêu mến sâu đậm, sự quan tâm bất vị kỷ và quan hệ gắn bó với người khác. Kinh thánh nói rằng “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”, vì Ngài là hiện thân của đức tính này. Tình yêu thương bao la của Đức Chúa Trời và Con Ngài đối với loài người được thể hiện qua sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su. (1 Giăng 4:8; Giăng 3:16; 15:13; Rô-ma 5:8) Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta được nhận biết qua tình yêu thương đối với nhau. (Giăng 13:34, 35) Thật thế, chúng ta được lệnh “phải yêu-mến lẫn nhau”. (1 Giăng 3:23) Và Phao-lô nói rằng tình yêu thương là nhịn nhục và nhân từ. Tình yêu thương không ghen tị, không khoe khoang, không cư xử khiếm nhã, không tìm tư lợi. Tình yêu thương không nóng giận cũng không cưu mang oán hờn. Tình yêu thương vui trong lẽ thật, chẳng vui về điều không công bình. Tình yêu thương dung thứ, tin cậy và chịu đựng mọi sự. Hơn nữa, tình yêu thương tồn tại mãi.—1 Cô-rinh-tô 13:4-8.
8. Tại sao chúng ta nên biểu lộ tình yêu thương với các anh em cùng thờ phượng Đức Giê-hô-va?
8 Nếu để thánh linh giúp tình yêu thương nảy nở trong lòng chúng ta, đức tính ấy sẽ thể hiện trong mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và người lân cận. (Ma-thi-ơ 22:37-39) Sứ đồ Giăng viết: “Ai chẳng yêu thì ở trong sự chết. Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình”. (1 Giăng 3:14, 15) Kẻ sát nhân chỉ có thể được an toàn trong thành ẩn náu ở Y-sơ-ra-ên nếu không ghét người mình đã giết. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 19:4, 11-13) Nếu để thánh linh hướng dẫn, chúng ta sẽ biểu lộ tình yêu thương với Đức Chúa Trời, anh em đồng đạo và người khác.
“Sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi”
9, 10. Sự vui mừng là gì, và có những lý do nào để vui?
9 Vui mừng hay vui vẻ là trạng thái hết sức hạnh phúc. Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời hạnh-phước”. (1 Ti-mô-thê 1:11; Thi-thiên 104:31) Người Con vui mừng làm theo ý muốn của Cha. (Thi-thiên 40:8; Hê-bơ-rơ 10:7, 8) Và “sự vui-vẻ của Đức Giê-hô-va là sức-lực của [chúng ta]”.—Nê-hê-mi 8:10.
10 Sự vui mừng mà Đức Chúa Trời ban mang lại niềm thỏa nguyện sâu xa khi chúng ta làm theo ý muốn Ngài, ngay cả trong lúc gian truân, đau buồn hay bị ngược đãi. “Điều tri-thức của Đức Chúa Trời” mang lại hạnh phúc cho chúng ta biết bao! (Châm-ngôn 2:1-5) Mối quan hệ đầy vui mừng giữa chúng ta với Đức Chúa Trời dựa trên sự hiểu biết chính xác, đức tin nơi Ngài và sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su. (1 Giăng 2:1, 2) Được thuộc về đoàn thể anh em quốc tế chân chính duy nhất là một nguồn vui khác. (Sô-phô-ni 3:9; A-ghê 2:7) Hy vọng về Nước Trời và đặc ân rao truyền tin mừng mang lại niềm vui cho chúng ta. (Ma-thi-ơ 6:9, 10; 24:14) Triển vọng về sự sống đời đời cũng là điều làm cho chúng ta vui mừng. (Giăng 17:3) Vì có hy vọng tuyệt diệu như thế, chúng ta nên “vui-mừng trọn-vẹn”.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 16:15.
Hãy hòa thuận và nhịn nhục
11, 12. (a) Bình an là gì? (b) Sự bình an của Đức Chúa Trời tác động thế nào đến chúng ta?
11 Bình an—một khía cạnh khác của trái thánh linh—là trạng thái yên tĩnh và không lo âu. Cha trên trời của chúng ta là Chúa sự hòa bình, và chúng ta được bảo đảm rằng: “Đức Giê-hô-va sẽ chúc phước bình-an cho dân-sự Ngài”. (Thi-thiên 29:11; 1 Cô-rinh-tô 14:33) Chúa Giê-su phán với các môn đồ: “Ta để sự bình-an lại cho các ngươi; ta ban sự bình-an ta cho các ngươi”. (Giăng 14:27) Điều đó giúp cho các môn đồ ngài như thế nào?
12 Sự bình an mà Chúa Giê-su ban cho các môn đồ làm cho lòng và trí họ được bình tĩnh, vơi đi nỗi sợ hãi. Đặc biệt, họ có sự bình an khi nhận được thánh linh theo lời hứa. (Giăng 14:26) Ngày nay, dưới ảnh hưởng của thánh linh và khi lời cầu nguyện được nhậm, chúng ta cảm nhận được “sự bình-an của Đức Chúa Trời” không gì có thể sánh bằng, khiến lòng và trí chúng ta được thư thái. (Phi-líp 4:6, 7) Hơn nữa, thánh linh Đức Giê-hô-va giúp chúng ta trầm tĩnh, hòa thuận với anh em đồng đạo và người khác.—Rô-ma 12:18; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:13.
13, 14. Nhịn nhục là gì, và tại sao chúng ta nên biểu lộ đức tính này?
13 Nhịn nhục liên hệ với tính ôn hòa, vì đó là sự kiên nhẫn chịu đựng trước sự khiêu khích hoặc hành động bất công, với hy vọng tình thế sẽ được cải thiện. Đức Chúa Trời có lòng nhịn nhục. (Rô-ma 9:22-24) Chúa Giê-su cũng thể hiện đức tính ấy. Chúng ta có thể nhận được lợi ích từ điều này, vì Phao-lô viết: “Ta đã đội ơn thương-xót, hầu cho Đức Chúa Jêsus-Christ tỏ mọi sự nhịn-nhục của Ngài ra trong ta là kẻ làm đầu, để dùng ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài được sự sống đời đời”.—1 Ti-mô-thê 1:16.
14 Tính nhịn nhục giúp chúng ta chịu đựng khi người khác nói hay làm những điều không tử tế hoặc thiếu suy nghĩ. Phao-lô khuyên anh em tín đồ Đấng Christ: “Phải nhịn-nhục đối với mọi người”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14) Vì tất cả chúng ta đều bất toàn và phạm sai lầm, chắc chắn chúng ta muốn người khác kiên nhẫn đối với chúng ta, nhịn nhục khi chúng ta thiếu sót trong cách cư xử đối với họ. Thế nên, chúng ta hãy cố gắng “nhịn-nhục vui-vẻ”.—Cô-lô-se 1:9-12.
Biểu lộ lòng nhân từ và hiền lành
15. Hãy định nghĩa sự nhân từ, và nêu vài thí dụ.
15 Chúng ta thể hiện lòng nhân từ khi bày tỏ sự quan tâm đối với người khác qua lời nói và hành động thân thiện, ân cần. Đức Giê-hô-va là nhân từ, và Con Ngài cũng vậy. (Rô-ma 2:4; 2 Cô-rinh-tô 10:1) Tôi tớ của Đức Chúa Trời và Đấng Christ phải có lòng nhân từ. (Mi-chê 6:8; Cô-lô-se ) Ngay cả một số người không có mối quan hệ với Đức Chúa Trời cũng đã thể hiện sự “nhân-từ hiếm có”. ( 3:12Công-vụ 27:3; 28:2) Vì thế, chắc chắn chúng ta có thể biểu lộ lòng nhân từ nếu “bước đi theo Thánh-Linh”.
16. Chúng ta nên thể hiện lòng nhân từ trong những trường hợp nào?
16 Chúng ta có thể biểu lộ lòng nhân từ ngay cả khi có lý do chính đáng để tức giận vì những lời gây tổn thương hay hành động thiếu suy nghĩ của người khác. Phao-lô nói: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm-giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma-quỉ nhân dịp. Hãy ở với nhau cách nhân-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót, tha-thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha-thứ anh em trong Đấng Christ vậy”. (Ê-phê-sô 4:26, 27, 32) Đặc biệt, chúng ta nên biểu lộ lòng nhân từ đối với những người đang gặp thử thách. Tất nhiên, nếu có người rõ ràng đang đi trệch đường lối “nhân-từ, công-bình và thành-thật” nhưng trưởng lão vì sợ làm người đó buồn, không đưa ra lời khuyên dựa trên Kinh Thánh thì anh đã không thể hiện lòng nhân từ.—Ê-phê-sô 5:9.
17, 18. Thế nào là hiền lành, và đức tính này đóng vai trò gì trong đời sống chúng ta?
17 Hiền lành là phẩm chất tốt, xuất sắc về đạo đức. Đức Chúa Trời là thiện, tốt lành theo nghĩa tuyệt đối. (Thi-thiên 25:8; Xa-cha-ri 9:17) Chúa Giê-su cũng xuất sắc về đạo đức. Nhưng, ngài không chấp nhận tước hiệu “nhân-lành” khi người ta gọi ngài là “thầy nhân-lành”. (Mác 10:17, 18) Có lẽ vì ngài biết Đức Chúa Trời là Đấng nhân lành tối cao.
18 Khả năng làm điều lành của chúng ta bị cản trở bởi tội lỗi di truyền. (Rô-ma 5:12) Tuy nhiên, chúng ta có thể biểu lộ tính hiền lành nếu cầu xin Đức Chúa Trời dạy chúng ta đức tính này. Phao-lô nói với các tín hữu ở Rô-ma: “Tôi cũng tin chắc rằng anh em có đầy lòng nhân-từ, đủ điều thông-biết trọn-vẹn”. (Rô-ma 15:14) Giám thị đạo Đấng Christ phải “yêu chuộng điều thiện”. (Tít 1:7, 8, BDM) Nếu được thánh linh hướng dẫn, tính hiền lành của chúng ta sẽ được nhiều người biết đến, và Đức Giê-hô-va sẽ ‘nhớ lại chúng ta về các điều [lành] chúng ta đã làm’.—Nê-hê-mi 5:19; 13:31.
“Đức tin chân thành”
19. Theo Hê-bơ-rơ 11:1, đức tin là gì?
19 Đức tin—cũng là một phần của trái thánh linh—“là sự biết chắc vững-vàng của những điều mình đương trông-mong, là bằng-cớ của những điều mình chẳng xem thấy”. (Hê-bơ-rơ 11:1) Nếu có đức tin, chúng ta chắc chắn mọi điều Đức Giê-hô-va hứa sẽ được thực hiện. Bằng cớ chắc chắn của những điều chẳng xem thấy rõ ràng đến mức đức tin được xem như chính là bằng cớ đó. Thí dụ, khi xem xét các tạo vật, chúng ta tin chắc có một Đấng Tạo Hóa. Chúng ta sẽ thể hiện đức tin như thế nếu bước đi theo thánh linh.
20. “Tội-lỗi dễ vấn-vương” chúng ta là gì, làm sao chúng ta có thể tránh tội lỗi đó và các việc làm của xác thịt?
20 Sự thiếu đức tin là “tội-lỗi dễ vấn-vương” Hê-bơ-rơ 12:1) Chúng ta cần nương cậy nơi thánh linh Đức Chúa Trời để tránh các việc làm của xác thịt, chủ nghĩa vật chất và những dạy dỗ sai lầm có thể hủy hoại đức tin. (Cô-lô-se 2:8; 1 Ti-mô-thê 6:9, 10; 2 Ti-mô-thê 4:3-5) Nhờ thánh linh, các tôi tớ của Đức Giê-hô-va ngày nay có đức tin như các nhân chứng trước thời Đấng Christ và những gương khác trong Kinh Thánh. (Hê-bơ-rơ 11:2-40) “Đức-tin chân thành” của chúng ta có thể củng cố đức tin của người khác.—1 Ti-mô-thê 1:5, BDM; Hê-bơ-rơ 13:7.
chúng ta. (Cho thấy tính mềm mại và tiết độ
21, 22. Tính mềm mại là gì, và tại sao chúng ta nên biểu lộ tính này?
21 Mềm mại là ôn hòa, dịu dàng trong tính khí và cách cư xử. Một trong những đức tính của Đức Chúa Trời là mềm mại. Chúng ta biết điều này vì Chúa Giê-su là người nhu mì, phản ánh trọn vẹn cá tính của Đức Giê-hô-va. (Ma-thi-ơ 11:28-30; Giăng 1:18; 5:19) Vậy, Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi chúng ta, các tôi tớ Ngài?
22 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta phải ‘tỏ ra một cách mềm-mại trọn-vẹn đối với mọi người’. (Tít 3:2) Chúng ta biểu lộ tính mềm mại trong thánh chức. Những người có thánh linh được khuyên hãy “lấy lòng mềm-mại” mà sửa sai anh em phạm lỗi. (Ga-la-ti 6:1) Tất cả chúng ta đều có thể góp phần vào sự hợp nhất và bình an của tín đồ Đấng Christ bằng cách biểu lộ tính ‘khiêm nhường, mềm-mại’. (Ê-phê-sô 4:1-3) Chúng ta có thể cho thấy tính mềm mại nếu luôn bước đi theo thánh linh và có sự tự chủ.
23, 24. Tự chủ là gì, và đức tính này sẽ giúp ích cho chúng ta như thế nào?
23 Tính tiết độ hay tự chủ có thể giúp chúng ta kiềm chế tư tưởng, lời nói và hành động. Đức Giê-hô-va “cầm mình [“tự kiềm chế”, BDM]” trong cách đối xử với dân Ba-by-lôn, kẻ tàn phá thành Giê-ru-sa-lem. (Ê-sai 42:14) Con Ngài đã ‘để lại cho chúng ta một gương’ về tính tự chủ khi chịu đựng sự khốn khổ. Và sứ đồ Phi-e-rơ khuyên anh em tín đồ Đấng Christ “thêm cho học-thức sự tiết-độ”.—1 Phi-e-rơ 2:21-23; 2 Phi-e-rơ 1:5-8.
24 Các trưởng lão cần có tính tự chủ. (Tít 1:7, 8) Trên thực tế, tất cả những người được thánh linh hướng dẫn đều có thể biểu lộ tính tự chủ, nhờ thế tránh được sự vô luân, ăn nói thô tục hay bất cứ điều gì khác có thể khiến Đức Giê-hô-va buồn lòng. Nếu để thánh linh Đức Chúa Trời giúp chúng ta phát huy tính tự chủ, thì điều này sẽ được thấy rõ qua hạnh kiểm và lời nói tin kính của chúng ta.
Tiếp tục bước đi theo thánh linh
25, 26. Bước đi theo thánh linh ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ hiện tại và triển vọng của chúng ta trong tương lai?
25 Nếu bước đi theo thánh linh, chúng ta sẽ sốt sắng rao truyền tin mừng Nước Trời. (Công-vụ 18:24-26) Chúng ta sẽ là những người dễ mến, và đặc biệt những người có lòng tin kính sẽ thích kết giao với chúng ta. Là những người được thánh linh hướng dẫn, chúng ta cũng sẽ là nguồn khích lệ về thiêng liêng cho các anh em cùng thờ phượng Đức Giê-hô-va. (Phi-líp 2:1-4) Đó chẳng phải là điều tất cả tín đồ Đấng Christ mong muốn hay sao?
26 Trong thế gian dưới sự cai trị của Sa-tan, bước đi theo thánh linh không phải dễ. (1 Giăng 5:19) Tuy nhiên, ngày nay hàng triệu người đang làm điều này. Nếu hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ vui hưởng cuộc sống ngay từ bây giờ và có thể bước đi mãi mãi trong đường công bình của Đấng ban thánh linh cho chúng ta.—Thi-thiên 128:1; Châm-ngôn 3:5, 6.
Bạn trả lời thế nào?
• “Bước đi theo Thánh-Linh” ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và Con Ngài?
• Trái thánh linh bao gồm những đức tính nào?
• Chúng ta thể hiện trái thánh linh qua những cách nào?
• Bước đi theo thánh linh ảnh hưởng thế nào đến đời sống hiện tại và triển vọng của chúng ta trong tương lai?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 23]
Thánh linh của Đức Giê-hô-va giúp chúng ta phát huy tình yêu thương đối với anh em
[Hình nơi trang 24]
Hãy biểu lộ lòng nhân từ qua lời nói và việc làm hữu ích