Hãy chứng tỏ đức tin qua lối sống của bạn
Hãy chứng tỏ đức tin qua lối sống của bạn
“Nếu đức-tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết”.—GIA-CƠ 2:17.
1. Tại sao các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu quan tâm đến đức tin lẫn việc làm?
NÓI CHUNG, tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đã chứng tỏ đức tin qua cách sống. Môn đồ Gia-cơ khuyến giục tất cả tín đồ Đấng Christ: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa-dối mình”. Ông nói thêm: “Xác chẳng có hồn thì chết, đức-tin không có việc làm cũng chết như vậy”. (Gia-cơ 1:22; 2:26) Khoảng 35 năm sau khi ông viết lời đó, nhiều tín đồ vẫn tiếp tục chứng tỏ đức tin bằng việc làm thích hợp. Nhưng đáng buồn là một số người không còn làm theo lời khuyên đó nữa. Chúa Giê-su khen ngợi hội thánh ở Si-miệc-nơ; nhưng đối với nhiều người trong hội thánh ở Sạt-đe, ngài nói: “Ta biết công-việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết”.—Khải-huyền 2:8-11; 3:1.
2. Tín đồ Đấng Christ nên tự hỏi điều gì về đức tin của mình?
2 Vì vậy, Chúa Giê-su khuyến khích những người ở Sạt-đe—cũng như tất cả những ai sau này đọc lời ngài—chứng tỏ lòng yêu mến ban đầu đối với lẽ thật đạo Đấng Christ, đồng thời tỉnh thức về thiêng liêng. (Khải-huyền 3:2, 3) Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: ‘Còn những việc tôi làm thì sao? Hành động của tôi có cho thấy rõ tôi đang làm hết sức để chứng tỏ đức tin bằng mọi việc mình làm, ngay cả trong những khía cạnh không liên quan trực tiếp đến việc rao giảng hoặc buổi họp hội thánh hay không?’ (Lu-ca 16:10) Tuy có nhiều khía cạnh trong đời sống để xem xét, nhưng chúng ta hãy bàn về một khía cạnh, đó là việc họp mặt chung vui, kể cả những tiệc cưới của tín đồ Đấng Christ.
Những cuộc họp mặt nhỏ
3. Kinh Thánh cho biết quan điểm nào về việc tham dự những cuộc họp mặt?
3 Phần đông chúng ta thích được mời tham dự một buổi họp mặt vui vẻ cùng các anh chị tín đồ Đấng Christ. Là “Đức Chúa Trời hạnh-phước”, Đức Giê-hô-va muốn các 1 Ti-mô-thê 1:11) Ngài soi dẫn Sa-lô-môn viết về điều này trong Kinh Thánh: “Ta bèn khen sự vui-mừng, bởi vì dưới mặt trời chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là ăn, uống, và vui-sướng; vì ấy là điều còn lại cho mình về công-lao trọn trong các ngày của đời mình”. (Truyền-đạo 3:1, 4, 13; 8:15) Chúng ta có thể thấy được tinh thần vui vẻ đó trong bữa ăn gia đình hay một buổi họp mặt nhỏ của những người thờ phượng thật.—Gióp 1:4, 5, 18; Lu-ca 10:38-42; 14:12-14.
tôi tớ Ngài vui vẻ và hạnh phúc. (4. Khi tổ chức một buổi họp mặt, chúng ta nên lưu ý đến điều gì?
4 Nếu tổ chức và chịu trách nhiệm về một buổi họp mặt như thế, ngay cả khi chỉ mời vài anh em đồng đạo đến dùng bữa ăn thân mật, bạn nên suy tính kỹ. (Rô-ma 12:13) Chắc bạn muốn “mọi sự đều nên làm cho phải phép” và theo “sự khôn-ngoan từ trên”. (1 Cô-rinh-tô 14:40; Gia-cơ 3:17) Sứ đồ Phao-lô viết: “Anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh-hiển Đức Chúa Trời mà làm. Đừng làm gương xấu”. (1 Cô-rinh-tô 10:31, 32) Một số khía cạnh nào cần đặc biệt chú ý? Xem xét trước những điều này có thể bảo đảm rằng hành động của bạn và khách cho thấy bạn thực hành đúng theo đức tin.—Rô-ma 12:2.
Buổi họp mặt sẽ như thế nào?
5. Tại sao người tổ chức tiệc nên cẩn thận lưu ý đến việc đãi rượu và chơi nhạc?
5 Nhiều người tổ chức tiệc phải quyết định có đãi rượu hay không. Không nhất thiết phải có rượu thì buổi họp mặt mới vui. Hãy nhớ khi một nhóm người khá đông đến với Chúa Giê-su, ngài chuẩn bị bữa ăn cho họ—ngài làm ra nhiều bánh và cá. Lời tường thuật không nói là ngài cung cấp rượu bằng phép lạ, mặc dù chúng ta biết ngài có khả năng làm điều đó. (Ma-thi-ơ 14:14-21) Nếu bạn quyết định đãi rượu tại buổi họp mặt, hãy đãi có chừng mực, và chuẩn bị sẵn các thức uống ngon khác cho những ai không muốn uống rượu. (1 Ti-mô-thê 3:2, 3, 8; 5:23; 1 Phi-e-rơ 4:3) Tất nhiên phải tránh làm cho bất cứ ai cảm thấy phải uống những thứ có thể “cắn như rắn”. (Châm-ngôn 23:29-32) Còn về âm nhạc và ca hát thì sao? Nếu có phần âm nhạc, tất nhiên bạn muốn lựa chọn kỹ các bài hát, xem xét cả lời lẫn nhịp điệu. (Cô-lô-se 3:8; Gia-cơ 1:21) Nhiều tín đồ Đấng Christ nhận thấy rằng mở Nhạc Nước Trời, ngay cả cùng nhau hát những bài đó sẽ giúp tạo một bầu không khí vui vẻ. (Ê-phê-sô 5:19, 20) Và dĩ nhiên là nên thường xuyên kiểm tra lại âm lượng để tránh làm cản trở việc trò chuyện thân mật hoặc làm phiền hàng xóm.—Ma-thi-ơ 7:12.
6. Về việc trò chuyện hoặc những hoạt động khác, làm thế nào một chủ tiệc có thể chứng tỏ anh có đức tin sống?
6 Trong một cuộc họp mặt, tín đồ Đấng Phi-líp 4:5, NW) Họ sẽ thấy rằng bạn có một đức tin sống, và đức tin đó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống bạn.
Christ có thể nói về nhiều đề tài, đọc lớn một tài liệu hoặc kể lại những kinh nghiệm hay. Nếu cuộc trò chuyện đi sai hướng, chủ tiệc có thể tế nhị đổi hướng câu chuyện. Chủ tiệc cũng nên nhạy bén, không để ai giành nói hết. Nếu tình trạng đó xảy ra, anh có thể thận trọng lên tiếng và mời người khác nói, chẳng hạn như mời những người trẻ hoặc nêu ra một đề tài mà nhiều người thích bày tỏ quan điểm. Như vậy cả người lớn tuổi lẫn trẻ tuổi sẽ cảm thấy thích thú phần này của cuộc họp mặt. Nếu bạn là người tổ chức và khôn khéo điều khiển buổi họp mặt thì những người hiện diện sẽ thấy ‘tính phải lẽ của bạn’. (Đám cưới
7. Tại sao nên xem xét kỹ việc tổ chức đám cưới?
7 Đám cưới của tín đồ Đấng Christ là một dịp vui đặc biệt. Các tôi tớ thời xưa của Đức Chúa Trời, kể cả Chúa Giê-su và các môn đồ, sẵn lòng tham dự những dịp vui đó, kể cả tiệc cưới. (Sáng-thế Ký 29:21, 22; Giăng 2:1, 2) Tuy nhiên, theo kinh nghiệm gần đây cho thấy, muốn tiệc cưới phản ánh óc suy xét và quan điểm thăng bằng của tín đồ Đấng Christ, thì phải thận trong trong việc tổ chức. Song, đây là những khía cạnh bình thường của đời sống, và những dịp như thế cho tín đồ Đấng Christ cơ hội để thể hiện đức tin mình.
8, 9. Cách tổ chức trong nhiều đám cưới chứng thực lời ghi nơi 1 Giăng 2:16, 17 như thế nào?
8 Vì chưa biết hoặc không quan tâm đến nguyên tắc Kinh Thánh, nhiều người xem đám cưới là dịp phải được tổ chức thật rình rang, hoặc cho đây là trường hợp ngoại lệ. Trong một tạp chí ở Âu Châu, một phụ nữ mới kết hôn kể về đám cưới “vương giả” của mình: ‘Chúng tôi diễu hành trên cỗ xe tứ mã, theo sau là đoàn xe 12 ngựa kéo và một xe có dàn nhạc. Rồi chúng tôi có một bữa tiệc thịnh soạn và âm nhạc thật tuyệt diệu; tất cả đều tuyệt vời. Đúng như những gì tôi ao ước, tôi là nữ hoàng của ngày hôm đó’.
9 Tuy phong tục mỗi nơi mỗi khác, cách suy nghĩ như trên chứng thực lời sứ đồ Giăng viết: “Mọi sự trong thế-gian, như sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế-gian mà ra”. Bạn có thể tưởng tượng một cặp tín đồ thành thục nào lại mong ước có được một đám cưới “vương giả” với buổi tiệc thật xa hoa, lộng lẫy không? Thay vì thế, họ nên nghĩ đến lời khuyên “ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.—1 Giăng 2:16, 17.
10. (a) Để có một đám cưới hợp lý, tại sao dự tính trước là điều rất quan trọng? (b) Về việc mời khách, nên quyết định như thế nào?
10 Các cặp tín đồ nên thể hiện tính thực tế và hợp lý. Về điều này, Kinh Thánh có thể giúp họ. Mặc dù ngày cưới là quan trọng, họ biết rằng đó chỉ là khởi đầu cuộc sống hôn nhân của hai người có triển vọng sống đời đời. Họ không bắt buộc phải tổ chức một tiệc cưới thật lớn. Nếu quyết định tổ chức tiệc cưới, họ sẽ suy tính kỹ về phí tổn lẫn hình thức bữa tiệc. (Lu-ca 14:28) Trong cuộc sống lứa đôi của tín đồ Đấng Christ, người chồng có vai trò làm đầu. (1 Cô-rinh-tô 11:3; Ê-phê-sô 5:22, 23) Vì thế chú rể là người chịu trách nhiệm chính về tiệc cưới. Tất nhiên, anh sẽ ân cần hỏi ý kiến vợ sắp cưới về những vấn đề như nên mời ai và có thể mời bao nhiêu người đến dự tiệc. Có thể họ sẽ không mời được hết bà con và bạn bè; vì thế, họ phải có quyết định hợp lý. Cặp vợ chồng sắp cưới này nên tin rằng nếu họ không thể mời một số anh em tín đồ nào đó thì những người ấy sẽ thông cảm và không phật lòng.—Truyền-đạo 7:9.
“Người quản tiệc”
11. “Người quản tiệc” đóng vai trò nào trong đám cưới?
11 Nếu quyết định tổ chức tiệc cưới, cặp vợ chồng sắp cưới có thể làm gì để bảo đảm Giăng 2:9, 10; Tòa Tổng Giám Mục) Tương tự, chú rể khôn ngoan sẽ chọn một anh tín đồ thành thục về thiêng liêng để giao vai trò quan trọng này. Biết rõ ý muốn và thị hiếu của chú rể, người quản tiệc có thể thực hiện những điều đó, cả trước và trong bữa tiệc.
buổi tiệc diễn ra một cách đúng đắn, trang trọng? Nhiều thập niên qua, Nhân Chứng Giê-hô-va nhận thức rằng sắp đặt một người giữ vai trò “quản tiệc” là điều khôn ngoan. Hãy nhớ trong bữa tiệc Chúa Giê-su dự ở Ca-na có “người quản tiệc”, hẳn là một người đồng đạo đáng tin cậy. (12. Về việc dùng rượu, chú rể nên xem xét điều gì?
12 Phù hợp với những điều được trình bày trong đoạn 5, một số cặp quyết định không đãi rượu trong tiệc cưới vì sợ rằng nếu có ai lạm dụng rượu, tiệc sẽ mất vui. (Rô-ma 13:13; 1 Cô-rinh-tô 5:11) Tuy nhiên, nếu đãi rượu, chú rể nên chắc chắn là khách chỉ được phục vụ trong phạm vi có chừng mực. Trong tiệc cưới mà Chúa Giê-su dự ở Ca-na, người ta có đãi rượu và ngài đã cung cấp rượu ngon. Điều đáng chú ý là người quản tiệc nói: “Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi [“đã say”, Bản Dịch Mới], thì kế đến rượu vừa-vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ”. (Giăng 2:10) Chắc chắn, Chúa Giê-su không khuyến khích việc say sưa, vì ngài xem đó là điều đáng bị khiển trách. (Lu-ca 12:45, 46) Khi tỏ ra ngạc nhiên về chất lượng của rượu, người quản tiệc cho thấy rõ ông từng chứng kiến những trường hợp một số khách dự tiệc cưới đã bị say. (Công-vụ 2:15; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:7) Vì thế, cả chú rể lẫn người mà anh tin cậy giao vai trò quản tiệc cần phải chắc chắn rằng mọi người hiện diện làm theo chỉ thị rõ ràng của Kinh Thánh: “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông-tuồng”.—Ê-phê-sô 5:18; Châm-ngôn 20:1; Ô-sê 4:11.
13. Nếu quyết định trong tiệc cưới có phần âm nhạc, cặp vợ chồng sắp cưới nên xem xét điều gì, và tại sao?
13 Cũng như trong những cuộc họp mặt khác, nếu có phần âm nhạc, cần phải để ý đến âm lượng sao cho mọi người có thể dễ dàng trò chuyện. Một trưởng lão đạo Đấng Christ nhận xét: “Đến giữa buổi tiệc khi cuộc trò chuyện sôi nổi hơn hoặc khi khiêu vũ bắt đầu, đôi khi nhạc được chơi lớn hơn. Nhạc nền lúc ban đầu có thể mở lớn hơn và khiến khó trò chuyện. Tiệc cưới là dịp để anh em cùng vui với nhau. Thật là điều đáng tiếc nếu âm nhạc ầm ĩ làm hỏng cơ hội đó!” Về phương diện này, chú rể và người quản tiệc cần có trách nhiệm, dù ban nhạc có chuyên nghiệp đi chăng nữa, cũng không để cho họ tự ý quyết định loại nhạc và âm lượng. Sứ đồ Phao-lô viết: “Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều”. (Cô-lô-se 3:17) Sau tiệc cưới, liệu âm nhạc có để lại ấn tượng rằng cặp vợ chồng mới cưới đã làm mọi việc vì danh Chúa Giê-su không? Đó phải là ấn tượng của khách.
14. Tín đồ Đấng Christ nên có ấn tượng đáng nhớ nào về một đám cưới?
14 Thật vậy, một đám cưới khéo tổ chức có thể là dịp đáng nhớ. Anh Adam và chị Edyta đã cưới nhau 30 năm, bình luận về một đám cưới: “Bạn có thể cảm nhận được bầu không khí đạo Đấng Christ. Có nhạc ngợi khen Đức Giê-hô-va nhưng cũng có những mục giải trí lý thú khác. Khiêu vũ và âm nhạc là phần phụ. Đám cưới đó thật vui vẻ và phấn khích. Mọi việc đều phù hợp với nguyên tắc Kinh Thánh”. Rõ ràng, có nhiều việc mà cô dâu chú rể có thể làm để cho thấy họ đang chứng tỏ đức tin bằng việc làm.
Quà cưới
15. Về quà cưới, có thể áp dụng lời khuyên nào của Kinh Thánh?
15 Ở nhiều xứ, bạn bè và người thân thường tặng quà cho cô dâu chú rể. Nếu muốn tặng quà, bạn có thể ghi nhớ điều gì? Hãy nhớ lại lời sứ đồ Giăng bình luận về “sự kiêu-ngạo của đời”. Ông liên kết tính phô trương đó với ‘thế-gian đang qua đi’, chứ không liên kết với những tín đồ biểu lộ đức tin bằng hành động. (1 Giăng 2:16, 17) Sứ đồ Giăng đã được soi dẫn để viết ra nhận xét trên. Vậy, những cặp vợ chồng mới cưới có nên công bố tên và quà tặng của mỗi người không? Các tín đồ ở Ma-xê-đoan và A-chai đóng góp cho anh em ở Giê-ru-sa-lem, nhưng lời tường thuật không nói là danh của họ được công bố cho mọi người biết. (Rô-ma 15:26) Nhiều tín đồ Đấng Christ tặng quà cưới nhưng không thích ai biết, không muốn làm người khác phải chú ý đến mình. Về mặt này, hãy xem lại lời khuyên của Chúa Giê-su ghi nơi Ma-thi-ơ 6:1-4.
16. Về quà cưới, những cặp vợ chồng mới kết hôn có thể tránh làm mất lòng người khác như thế nào?
16 Công bố quà tặng của mỗi người có thể dẫn đến việc ‘trêu-chọc và ghen-ghét nhau’, so sánh quà nào là đẹp hơn hoặc đắt tiền hơn. Vì thế, những cặp vợ chồng mới cưới sẽ khôn ngoan tránh làm điều này. Công bố tên của người tặng có thể khiến những người không có khả năng tặng quà cảm thấy ngượng. (Ga-la-ti 5:26; 6:10) Tất nhiên, không có gì sai khi cô dâu chú rể biết tên và quà của người tặng. Họ có thể biết được qua tấm thiệp đi kèm mà không cần công bố tên. Khi mua, tặng và nhận quà cưới, tất cả chúng ta đều có cơ hội để chứng tỏ rằng ngay cả trong vấn đề riêng tư như thế, đức tin đều ảnh hưởng đến việc làm của chúng ta. *
17. Tín đồ Đấng Christ nên đặt mục tiêu nào liên quan đến đức tin và việc làm của mình?
17 Chứng tỏ đức tin tất nhiên không chỉ bao gồm việc sống đạo đức, tham dự các buổi họp đạo Đấng Christ và tham gia công việc rao giảng. Mong sao mỗi người chúng ta có một đức tin sống, chi phối mọi hành động của chúng ta. Thật vậy, chúng ta có thể biểu lộ đức tin bằng việc làm “trọn-vẹn”, kể cả trong những khía cạnh của đời sống, như được bàn luận ở trên.—Khải-huyền 3:2.
18. Về đám cưới và những cuộc họp mặt của tín đồ Đấng Christ, làm sao đạt được điều ghi nơi Giăng 13:17?
18 Chúa Giê-su nêu gương tuyệt hảo cho các sứ đồ qua việc khiêm nhường rửa chân họ. Sau khi làm thế, ngài nói: “Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo”. (Giăng 13:4-17) Ở nơi chúng ta sống ngày nay, người ta có lẽ không cần hoặc cũng không có thông lệ rửa chân người khác, chẳng hạn như khách đến nhà. Tuy nhiên, như chúng ta đã xem xét trong bài này, đời sống có những khía cạnh mà chúng ta có thể biểu lộ đức tin qua những việc làm ân cần, có ý tứ, kể cả những việc liên quan đến các cuộc họp mặt chung vui và đám cưới của tín đồ Đấng Christ. Chúng ta thể hiện đức tin như thế dù sắp sửa kết hôn hay chỉ là khách dự lễ cưới hoặc cuộc họp mặt vui vẻ sau đó của những tín đồ muốn chứng tỏ đức tin qua việc làm.
[Chú thích]
^ đ. 16 Những khía cạnh khác của hôn lễ và tiệc cưới được bàn đến trong bài sau, “Để ngày cưới vui vẻ và trang trọng hơn”.
Bạn trả lời ra sao?
Làm thế nào để chứng tỏ đức tin của bạn
• khi tổ chức một cuộc họp mặt chung vui?
• khi tổ chức một đám cưới?
• khi tặng hoặc nhận quà cưới?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 24]
Ngay cả khi chỉ mời vài người, hãy làm theo “sự khôn-ngoan từ trên”