Niềm an ủi trong kỳ khủng hoảng
Niềm an ủi trong kỳ khủng hoảng
TIN TỨC thời sự chắc hẳn không đem lại sự an ủi nào. Một người viết: “Những biến cố thời sự ảm đạm đến nỗi chúng ta thường không thể quyết định được mình có dám xem bản tin buổi tối hay không”. Thế giới chìm đắm trong làn sóng chiến tranh, những hành động gây kinh hoàng, đau khổ, tội ác và bệnh tật—những điều dữ nếu chưa xảy ra cũng có thể sớm trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta.
Kinh Thánh tiên tri chính xác về tình trạng này. Khi mô tả về thời kỳ chúng ta, Chúa Giê-su phán sẽ có đại chiến, dịch lệ, đói kém và động đất. (Lu-ca 21:10, 11) Tương tự, sứ đồ Phao-lô viết về “những thời-kỳ khó-khăn”, khi người ta dữ tợn, tham tiền và ghét sự lành. Ông gọi thời kỳ đó là “ngày sau-rốt”.—2 Ti-mô-thê 3:1-5.
Vì thế, khi mô tả về tình hình thế giới, tin tức ít nhiều giống với những điều Kinh Thánh đã tiên tri. Nhưng chỉ giống nhau ở chỗ đó. Kinh Thánh đưa ra một quan điểm mà tin tức không nêu. Qua Lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể hiểu được không những tại sao hiện nay có quá nhiều điều dữ mà còn hiểu được tương lai sẽ ra sao.
Đức Chúa Trời xem sự gian ác như thế nào
Kinh Thánh giải thích Đức Chúa Trời xem tình trạng khốn khó thời chúng ta như thế nào. 1 Giăng 4:8) Đức Giê-hô-va quan tâm một cách sâu đậm đến loài người và ghét mọi sự ác. Chúng ta có thể hoàn toàn chính đáng quay về Đức Chúa Trời để được an ủi, vì Ngài tốt lành và hay thương xót, Ngài có quyền năng và ý muốn loại trừ điều dữ khỏi trái đất. Người viết Thi-thiên ghi: “[Vị Vua trên trời do Đức Chúa Trời bổ nhiệm] sẽ giải kẻ thiếu-thốn khi nó kêu-cầu, và cứu người khốn-cùng không có ai giúp-đỡ. Người sẽ thương-xót kẻ khốn-cùng, người thiếu-thốn, và cứu linh-hồn của người thiếu-thốn. Người sẽ chuộc linh-hồn họ khỏi sự hà-hiếp và sự hung-bạo; cũng sẽ xem huyết họ là quí-báu”.—Thi-thiên 72:12-14.
Mặc dù Ngài thấy trước những hỗn loạn hiện nay, Ngài không chấp nhận và cũng không có ý định dung túng những điều đó mãi mãi. Sứ đồ Giăng viết: “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”. (Bạn có cảm thấy thương xót những người đau khổ không? Có lẽ bạn cảm thấy như vậy. Sự thấu cảm là một đức tính mà Đức Giê-hô-va đặt vào chúng ta, vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Ngài. (Sáng-thế Ký 1:26, 27) Do đó, chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va cảm nhận sự đau khổ của nhân loại. Chúa Giê-su, đấng hiểu biết Đức Giê-hô-va tường tận hơn bất cứ ai, dạy rằng Đức Giê-hô-va hết sức quan tâm đến chúng ta và đầy lòng thương xót dịu dàng.—Ma-thi-ơ 10:29, 31.
Chính sự sáng tạo minh chứng rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến nhân loại. Chúa Giê-su phán rằng Đức Chúa Trời “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. (Ma-thi-ơ 5:45) Với những người ở thành Lít-trơ, sứ đồ Phao-lô nói: “[Đức Chúa Trời] cứ làm chứng luôn về mình, tức là giáng phước cho, làm mưa từ trời xuống, ban cho các ngươi mùa-màng nhiều hoa-quả, đồ-ăn dư-dật, và lòng đầy vui-mừng”.—Công-vụ 14:17.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Điều đáng chú ý là Phao-lô cũng nói cho dân thành Lít-trơ: “Trong các đời trước đây, [Đức Chúa Trời] để cho mọi dân theo đường riêng mình”. Vì vậy, các nước—hay chính dân chúng—chịu phần lớn trách nhiệm về hầu hết những tình trạng đau buồn mà chính họ gặp phải. Không phải lỗi tại Đức Chúa Trời.—Công-vụ 14:16.
Tại sao Đức Giê-hô-va cho phép những điều ác xảy ra? Liệu Ngài sẽ ra tay can thiệp không? Chỉ có Lời Đức Chúa Trời mới có thể giải đáp được những câu hỏi này. Vì câu trả lời có liên quan đến một thần linh khác và một vấn đề mà kẻ ấy đã dấy lên trong lãnh vực thần linh vô hình.
[Các hình nơi trang 4]
Nhân loại có sự thấu cảm. Phải chăng Đức Chúa Trời ít nhạy cảm hơn trước sự đau khổ của nhân loại?
[Nguồn hình ảnh nơi trang 2]
BIA: Xe tăng: UN PHOTO 158181/J. Isaac; động đất: San Hong R-C Picture Company
[Nguồn hình ảnh nơi trang 3]
Bên trái phía trên, Croatia: UN PHOTO 159208/S. Whitehouse; đứa trẻ bị đói: UN PHOTO 146150 BY O. MONSEN