Chọn lựa nguyên tắc
Chọn lựa nguyên tắc
PHẢI chăng bạn là một người có nguyên tắc đạo đức? Hoặc bạn có xem đạo đức hơi lỗi thời không? Sự thật là mọi người đều theo một loại nguyên tắc nào đó mà họ xem là quan trọng. Theo Từ điển từ và ngữ Việt-nam, nguyên tắc có thể được định nghĩa là “điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động”. Nguyên tắc ảnh hưởng đến các quyết định của chúng ta và định đoạt hướng đi trong đời. Nguyên tắc có thể hoạt động giống như một la bàn.
Chẳng hạn, Chúa Giê-su khuyên môn đồ ngài hành động theo Luật Vàng được ghi nơi Ma-thi-ơ 7:12: “Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ”. Đồ đệ của Khổng Tử tuân thủ nguyên tắc lễ và nhân, bao gồm các đức tính như tử tế, khiêm nhường, kính trọng và trung tín. Ngay cả những người không sùng đạo vẫn có một số điều ưu tiên trong đời sống hoặc chỉ đạo chi phối cách xử thế của họ.
Loại nguyên tắc nào?
Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ là nguyên tắc có thể là tốt hoặc xấu. Chẳng hạn, càng ngày càng có nhiều người bị thúc đẩy bởi điều được người ta gọi trong vòng mười năm qua là chủ nghĩa cái tôi trước hết. Dù nhiều người có thể không biết từ này hoặc nghĩ rằng họ không bị nó chi phối, nhưng đây là một nguyên tắc tự nhiên, tức là một đường lối nhiều người theo khi từ bỏ các nguyên tắc xử thế cao quý. Dù người ta có biết mình theo chủ nghĩa này hay không, cái tôi trước hết là một sự thể hiện tính ích kỷ, thường đi chung với chủ nghĩa vật chất vô ý thức. Một ủy viên ban quản trị đài truyền hình ở Trung Quốc nói: “Chúng tôi chỉ có hai nguyên tắc: Một là thỏa mãn nhu cầu của khách. Hai là hốt bạc”.
Chủ nghĩa cái tôi trước hết có thể hoạt động giống như một nam châm. Nam châm ảnh hưởng đến la bàn như thế nào? Khi hai vật này được đặt kế bên nhau, kim la bàn bị lệch hướng. Cũng thế, chủ nghĩa cái tôi trước hết có thể làm lệch kim la bàn đạo đức, hoặc phương châm hành động của một người, khiến mọi việc được xử sự theo dục vọng riêng.
Bạn có ngạc nhiên không, nếu biết chủ nghĩa cái tôi trước hết không phải là một hiện tượng tân thời? Nhân sinh quan này bắt nguồn trong Vườn Ê-đen khi thủy tổ chúng ta từ bỏ các tiêu chuẩn xử thế do Đấng Tạo Hóa đề ra. Điều đó đã làm lệch kim la bàn đạo đức của họ. Là con cháu của A-đam và Ê-va, con người bị nhân sinh quan ấy chi phối, gần đây mới được mệnh danh là chủ nghĩa cái tôi trước hết.—Sáng-thế Ký 3:6-8, 12.
Thái độ ấy ngày càng phổ biến và đặc biệt được nhận thấy trong giai đoạn mà lời tiên tri của Kinh Thánh gọi là “ngày sau-rốt”, được đánh dấu bởi “những thời-kỳ khó-khăn”. Nhiều người “đều tư-kỷ”. Chúng ta chẳng lạ gì cho lắm khi chính mình cũng bị áp lực phải rập theo chủ nghĩa 2 Ti-mô-thê 3:1-5.
cái tôi trước hết.—Có lẽ bạn đồng ý với một người trẻ tên là Olaf, khi em viết thư cho một chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va tại Âu Châu: “Rất khó để mà giữ được sự ngay thẳng về đạo đức, đặc biệt đối với những người trẻ như chúng em. Xin các anh tiếp tục nhắc nhở chúng em cần phải theo sát các nguyên tắc Kinh Thánh”.
Olaf bày tỏ một quan điểm sáng suốt. Các nguyên tắc của Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta—dù trẻ hay già—giữ theo các nguyên tắc xử thế cao quý. Các nguyên tắc ấy cũng có thể giúp chúng ta cưỡng lại chủ nghĩa cái tôi trước hết. Nếu bạn muốn biết thêm làm thế nào các nguyên tắc Kinh Thánh có thể thật sự giúp bạn, chúng tôi mời bạn xem bài kế tiếp.
[Các hình nơi trang 4]
Nhiều người ngày nay chẳng màng đến nhu cầu người khác