Một số niềm tin tôn giáo
Ấn Độ giáo
cho rằng sự đau khổ mà một người phải chịu là hậu quả của những gì người ấy đã làm trong quá khứ hoặc trong kiếp trước. Một người có thể đạt được Moksha, tức sự giải thoát khỏi vòng tái sinh, bằng cách tu luyện để thoát ly trần tục.
Hồi giáo
xem đau khổ là một hình phạt cho tội lỗi hoặc là một thử thách về đức tin. Tiến sĩ Sayyid Syeed, Chủ tịch Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ, phát biểu rằng các thảm họa xảy ra là để nhắc nhở người ta “tiếp tục biết ơn Thượng Đế vì những phước lành ngài ban và ý thức là mình phải giúp đỡ những người cần được giúp”.
Truyền thống Do Thái giáo
dạy rằng đau khổ là hậu quả do những hành động của bản thân gây ra. Một số tín đồ tin rằng người chết sẽ được sống lại và sau đó công lý sẽ được thực thi cho người vô tội. Nhánh Kabbalah (huyền bí) tin có sự luân hồi, theo đó một người có thể tu nhiều kiếp để chuộc hết tội.
Phật giáo
tin rằng một người phải chịu khổ trong nhiều kiếp, và vòng tái sinh này chỉ chấm dứt khi người ấy từ bỏ được việc làm sai trái, dục vọng và cảm xúc tiêu cực. Nhờ phát huy trí tuệ, làm điều thiện và kỷ luật nội tâm, một người có thể đạt đến Niết Bàn, tức sự giải thoát khỏi mọi đau khổ.
Nho giáo
cho rằng nguyên nhân gây đau khổ là do “sự thiếu sót và lỗi lầm của con người” (A Dictionary of Comparative Religion). Nho giáo dạy là lối sống đức độ góp phần giảm bớt đau khổ, nhưng cũng quy phần lớn đau khổ cho “những thế lực vượt ngoài tầm kiểm soát của con người, vì thế con người phải chấp nhận Mệnh Trời”.
Một số tín ngưỡng của bộ lạc
cho rằng mọi điều bất hạnh đều do tà thuật gây ra. Theo những tín ngưỡng ấy, phù thủy có thể mang lại vận may hoặc xui xẻo, và tà thuật có thể được hóa giải bằng những nghi lễ. Người ta nghĩ một người đau ốm là do mắc bùa chú nên cần nhờ thầy pháp làm phép và cho thuốc để giải bùa.
Ki-tô giáo
dạy rằng sự đau khổ bắt nguồn từ tội lỗi của hai người đầu tiên, theo như Kinh Thánh cho biết trong sách Sáng thế. Về sau, một số nhánh và hệ phái đã thêm quan niệm riêng vào Kinh Thánh. Chẳng hạn, một số tín đồ Công giáo quan niệm rằng một người có thể ‘hiến dâng những đau khổ của mình lên Chúa’ để cầu xin ngài giúp Giáo hội hoặc chuộc tội thay cho người khác.
XEM THÊM
Mời bạn xem video Phải chăng tôn giáo nào cũng tốt? trên trang web jw.org.