CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI
Cả cuộc đời học từ Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại
Trạm kiểm soát có lính cầm súng, hàng rào lửa, bão lớn, nội chiến và các cuộc di tản. Đó là một số mối nguy hiểm mà vợ chồng tôi phải trải qua khi làm tiên phong và giáo sĩ. Dù vậy, chúng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi đời sống mình đã chọn với bất cứ điều gì khác! Trong mọi sự, Đức Giê-hô-va đã hỗ trợ và ban phước cho chúng tôi. Là Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại, ngài cũng dạy chúng tôi những bài học quý giá.—Gióp 36:22; Ê-sai 30:20.
GƯƠNG CỦA CHA MẸ
Trong những năm cuối của thập niên 1950, cha mẹ tôi di cư từ Ý sang Kindersley, thuộc tỉnh Saskatchewan, Canada. Không lâu sau, họ biết chân lý, và chân lý trở thành trọng tâm trong đời sống chúng tôi. Tôi nhớ là lúc còn nhỏ, mình thường cùng gia đình đi thánh chức cả ngày, nên đôi khi tôi nói đùa rằng mình làm tiên phong phụ trợ lúc tám tuổi!
Cùng với gia đình, khoảng năm 1966
Cha mẹ tôi không có nhiều tiền, nhưng họ nêu gương về tinh thần hy sinh trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Chẳng hạn, vào năm 1963, họ bán nhiều đồ đạc để có đủ tiền tham dự đại hội quốc tế ở Pasadena, California, Hoa Kỳ. Vào năm 1972, chúng tôi chuyển đến thành phố Trail, tỉnh British Columbia, Canada, cách nơi ở khoảng 1.000km, để giúp cánh đồng nói tiếng Ý. Cha tôi làm lao công. Ông từ chối những lời đề nghị thăng chức vì muốn tập trung vào các hoạt động thiêng liêng.
Tôi rất biết ơn vì cha mẹ đã nêu gương cho tôi và ba anh em của tôi. Điều đó đặt nền tảng vững chắc cho việc huấn luyện tôi phụng sự Đức Giê-hô-va. Cha mẹ đã dạy một điều mà tôi ghi nhớ cả đời: Nếu tôi tìm kiếm Nước Trời trước hết, Đức Giê-hô-va sẽ chăm sóc tôi.—Mat 6:33.
BẮT ĐẦU PHỤNG SỰ TRỌN THỜI GIAN
Vào năm 1980, tôi kết hôn với Debbie, một chị xinh đẹp và có các mục tiêu thiêng liêng cụ thể. Chúng tôi muốn phụng sự trọn thời gian, nên Debbie bắt đầu làm tiên phong sau khi cưới ba tháng. Khi kết hôn được một năm, chúng tôi chuyển đến một hội thánh nhỏ có nhu cầu và cùng nhau làm tiên phong.
Trong ngày cưới của chúng tôi, năm 1980
Một thời gian sau, chúng tôi cảm thấy nản lòng và quyết định chuyển đến nơi khác. Nhưng trước hết, chúng tôi nói chuyện với giám thị vòng quanh. Anh ấy nói với chúng tôi một cách yêu thương nhưng thẳng thắn: “Anh chị cũng phần nào gây ra vấn đề cho mình. Anh chị đang tập Thi 141:5). Chúng tôi lập tức áp dụng và nhanh chóng nhận ra có nhiều điểm tích cực. Một số anh chị trong hội thánh muốn phụng sự Đức Giê-hô-va nhiều hơn, kể cả những anh chị trẻ và những anh chị có người hôn phối không cùng đức tin. Điều này dạy chúng tôi một bài học quan trọng. Đó là mình cần tìm điểm tốt và chờ đợi Đức Giê-hô-va giải quyết vấn đề (Mi 7:7). Chúng tôi có lại được niềm vui, và tình hình trở nên tốt hơn.
trung vào những điểm tiêu cực. Hãy tìm những điểm tích cực, rồi anh chị sẽ thấy được”. Đó đúng là lời khuyên mà chúng tôi cần (Các giảng viên của trường tiên phong đầu tiên mà chúng tôi tham dự từng phụng sự ở các nhiệm sở nước ngoài. Họ đã chiếu hình ảnh về các nhiệm sở đó và nói về khó khăn cũng như ân phước của họ. Điều này khơi dậy trong chúng tôi ước muốn làm giáo sĩ. Vì thế, chúng tôi đặt mục tiêu đó.
Tại Phòng Nước Trời ở British Columbia, năm 1983
Để đạt được mục tiêu ấy, vào năm 1984, chúng tôi dọn đến Quebec, một tỉnh nói tiếng Pháp cách British Columbia hơn 4.000km. Chúng tôi phải làm quen với văn hóa và ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Một khó khăn khác là ngân sách chi tiêu của chúng tôi thường hạn hẹp. Có lần, để có đồ ăn, chúng tôi đi mót khoai tây còn sót lại trên ruộng. Debbie rất sáng tạo trong việc chế biến các món khoai tây! Bất kể những khó khăn đó, chúng tôi tập trung vào việc chịu đựng với niềm vui. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy rõ Đức Giê-hô-va đang chăm sóc mình.—Thi 64:10.
Ngày nọ, chúng tôi bất ngờ nhận được một cuộc gọi. Chúng tôi được mời phụng sự ở Bê-tên Canada. Trước đó, chúng tôi đã nộp đơn xin tham dự Trường Ga-la-át, nên khi được mời phụng sự ở Bê-tên, chúng tôi có cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng chúng tôi vẫn nhận lời mời ấy. Khi đến Bê-tên, chúng tôi hỏi anh Kenneth Little, một thành viên của Ủy ban Chi nhánh: “Nếu chúng tôi được mời học Trường Ga-la-át thì sao?”. Anh trả lời: “Khi nào chuyện đó đến thì hãy tính”.
Một tuần sau là lúc phải tính, vì vợ chồng tôi được mời tham dự Trường Ga-la-át. Thế nên, chúng tôi phải đưa ra quyết định. Anh Little nói với chúng tôi: “Dù anh chị quyết định thế nào đi nữa, thì sẽ có những ngày anh chị ước là mình đã
quyết định khác. Không có lựa chọn nào tốt hơn lựa chọn nào. Đức Giê-hô-va đều sẽ ban phước, dù lựa chọn của anh chị là gì”. Cuối cùng, chúng tôi nhận lời mời tham dự Trường Ga-la-át. Qua thời gian, chúng tôi cảm nhận những lời của anh Little là đúng. Chúng tôi thường mượn lời của anh để nói với những anh chị phải lựa chọn giữa hai nhiệm sở.ĐỜI SỐNG GIÁO SĨ
(Trái) Anh Ulysses Glass
(Phải) Anh Jack Redford
Chúng tôi háo hức khi được ở trong số 24 học viên tham dự khóa 83 của Trường Ga-la-át. Trường diễn ra vào tháng 4 năm 1987 ở Brooklyn, New York. Anh Ulysses Glass và anh Jack Redford là những giảng viên chính của chúng tôi. Khoảng thời gian 5 tháng học trường trôi qua nhanh, và chúng tôi tốt nghiệp vào ngày 6-9-1987. Chúng tôi được bổ nhiệm đến Haiti cùng với anh John Goode và chị Marie Goode.
Ở Haiti, năm 1988
Các giáo sĩ của Trường Ga-la-át không được phái đến Haiti kể từ năm 1962 khi những giáo sĩ cuối cùng ở đó bị trục xuất. Ba tuần sau khi tốt nghiệp, chúng tôi bắt đầu phụng sự trong một hội thánh nhỏ nằm ở tận vùng núi của Haiti. Hội thánh có 35 người công bố. Chúng tôi còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, và chỉ có hai vợ chồng sống ở nhà giáo sĩ. Người dân trong khu vực rất nghèo và đa số đều không biết đọc. Trong thời gian đầu làm giáo sĩ, chúng tôi đối mặt với sự bất ổn xã hội, đảo chính, hàng rào lửa và bão lớn.
Chúng tôi học được nhiều điều từ những anh chị kiên cường và vui tính ở Haiti. Nhiều anh chị có đời sống khó khăn, nhưng họ yêu mến Đức Giê-hô-va và thánh chức. Một chị lớn tuổi không
biết đọc nhưng thuộc lòng 150 câu Kinh Thánh. Khi thấy tình hình ở đó mỗi ngày, chúng tôi càng quyết tâm rao giảng Nước Trời là giải pháp duy nhất cho các vấn đề của nhân loại. Thật ấm lòng khi thấy một số học viên đầu tiên của mình trở thành tiên phong đều đều, tiên phong đặc biệt và trưởng lão!Tại Haiti, tôi gặp một giáo sĩ trẻ tuổi đạo Mặc Môn tên là Trevor. Chúng tôi có vài lần thảo luận Kinh Thánh với nhau. Nhiều năm sau, tôi bất ngờ nhận được một lá thư từ em ấy. Trevor viết: “Em sẽ báp-têm tại hội nghị sắp tới! Em muốn trở lại Haiti và làm tiên phong đặc biệt ở khu vực mà em từng làm giáo sĩ đạo Mặc Môn”. Và em ấy đã làm được điều đó cùng với vợ mình trong nhiều năm.
CHÂU ÂU, RỒI ĐẾN CHÂU PHI
Làm việc ở Slovenia, năm 1994
Chúng tôi được bổ nhiệm để phụng sự ở một khu vực của châu Âu, nơi mà công việc Nước Trời vào lúc đó đang được tự do hơn. Năm 1992, chúng tôi đến Ljubljana, Slovenia, gần nơi mà cha mẹ tôi lớn lên trước khi họ chuyển đến Ý. Chiến tranh vẫn tiếp diễn ở những khu vực thuộc Yugoslavia cũ. Trước đó, chi nhánh ở Vienna thuộc Áo, cũng như văn phòng ở Zagreb thuộc Croatia và ở Belgrade thuộc Serbia, giám sát công việc trong những khu vực ấy. Lúc chúng tôi đến, mỗi nước cộng hòa sẽ có nhà Bê-tên riêng.
Chúng tôi lại phải học ngôn ngữ và văn hóa khác. Người địa phương thường nói: “Jezik je težek”, nghĩa là “Ngôn ngữ này rất khó”. Và điều đó thật đúng! Chúng tôi ngưỡng mộ lòng trung thành của các anh chị sẵn sàng chấp nhận sự điều chỉnh về mặt tổ chức, và chú ý đến cách Đức Giê-hô-va ban phước cho họ. Một lần nữa, chúng tôi nhận thấy Đức Giê-hô-va luôn yêu thương chỉnh sửa các vấn đề, và ngài làm thế vào đúng thời điểm. Những năm tháng phụng sự ở Slovenia đã cho chúng tôi cơ hội áp dụng nhiều bài học trước đây và dạy chúng tôi nhiều bài học mới.
Nhưng đời sống chúng tôi tiếp tục có nhiều thay đổi. Vào năm 2000, chúng tôi được bổ nhiệm đến Bờ Biển Ngà, ở Tây Phi. Sau đó, vào tháng 11 năm 2002, vì nội chiến nên chúng tôi
di tản đến Sierra Leone, nơi mà nội chiến kéo dài 11 năm vừa mới kết thúc. Thật khó cho chúng tôi khi phải rời Bờ Biển Ngà đột ngột như thế. Tuy nhiên, những bài học trước đây đã giúp chúng tôi duy trì niềm vui.Khu vực ấy có nhiều người hưởng ứng tin mừng, nên chúng tôi tập trung vào điều đó. Chúng tôi cũng tập trung vào anh em đồng đạo yêu dấu phải chịu đựng chiến tranh nhiều năm. Họ nghèo khó, nhưng luôn sẵn lòng chia sẻ những thứ mình có. Một chị muốn tặng cho Debbie vài bộ quần áo. Khi Debbie ngần ngại nhận, chị ấy một mực đòi tặng và nói: “Trong chiến tranh, anh em ở những nơi khác đã giúp đỡ chúng tôi. Giờ thì đến lượt chúng tôi giúp”. Chúng tôi đặt mục tiêu noi gương họ.
Cuối cùng, chúng tôi trở lại Bờ Biển Ngà, nhưng sự căng thẳng về chính trị lại nổ ra. Vì thế, vào tháng 11 năm 2004, chúng tôi được di tản bằng trực thăng và mỗi người chỉ được mang theo túi xách nặng không quá 10kg. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà của một căn cứ quân đội Pháp trong tối hôm đó, và được sắp xếp chuyến bay đến Thụy Sĩ vào ngày tiếp theo. Khi chúng tôi đến văn phòng chi nhánh lúc nửa đêm, Ủy ban Chi nhánh và các giảng viên Trường Huấn luyện Thánh chức cùng với vợ họ đã chào đón chúng tôi bằng những cái ôm nồng ấm. Chúng tôi được đãi một bữa ăn nóng hổi và nhiều sô-cô-la Thụy Sĩ. Thật là cảm động!
Trình bày bài giảng cho những người tị nạn ở Bờ Biển Ngà, năm 2005
Chúng tôi tạm thời được bổ nhiệm đến Ghana, và rồi trở về Bờ Biển Ngà sau khi tình trạng bất ổn xã hội lắng xuống. Sự tử tế của anh em đồng đạo đã giúp chúng tôi chịu đựng những cuộc di tản đầy căng thẳng và những nhiệm sở tạm thời này. Vợ chồng tôi nói với nhau rằng dù tình huynh đệ là điều thường thấy trong tổ chức của Đức Giê-hô-va, chúng tôi sẽ không bao giờ xem nhẹ điều đó. Thật ra, những thời điểm đầy biến động này là một phần của sự huấn luyện quý giá mà chúng tôi nhận được.
ĐẾN TRUNG ĐÔNG
Ở Trung Đông, năm 2007
Năm 2006, chúng tôi nhận được lá thư của trụ sở trung ương thông báo nhiệm sở mới của mình là ở Trung Đông. Một lần nữa, chúng tôi phải đối mặt với những cuộc phiêu lưu, thử thách, ngôn ngữ và văn hóa mới. Có nhiều điều để học trong môi trường có quan điểm mạnh về chính trị và tôn giáo như thế. Chúng tôi yêu thích sự đa dạng về ngôn ngữ trong các hội thánh và thấy được sự hợp nhất nhờ vâng theo chỉ dẫn thần quyền. Chúng tôi khâm phục các anh em vì đa số họ đều can đảm chịu đựng sự chống đối từ người thân, bạn học, đồng nghiệp và hàng xóm.
Chúng tôi tham dự đại hội đặc biệt năm 2012 ở Tel Aviv, Israel. Đây là lần đầu tiên mà dân của Đức Giê-hô-va trong khu vực nhóm lại đông như thế kể từ Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN. Quả là một sự kiện đáng nhớ!
Trong những năm đó, chúng tôi được phái đến thăm một nước mà công việc của chúng ta bị cấm đoán và có rất ít người công bố. Chúng tôi mang theo một số ấn phẩm, tham gia thánh chức và tham dự các hội nghị nhỏ. Khắp nơi đều
có quân lính mang vũ khí và các trạm kiểm soát, nhưng chúng tôi cảm thấy an toàn khi cẩn thận đi cùng với các anh chị.TRỞ LẠI CHÂU PHI
Chuẩn bị bài giảng ở Congo, năm 2014
Năm 2013, chúng tôi nhận được một nhiệm sở hoàn toàn khác, đó là phụng sự ở chi nhánh Kinshasa, Congo, một đất nước rộng lớn với nhiều cảnh đẹp nhưng phải chịu sự nghèo khổ và thường có xung đột vũ trang. Lúc đầu, chúng tôi nghĩ: “Mình hiểu châu Phi nên không sao đâu”. Nhưng chúng tôi vẫn còn nhiều điều để học, đặc biệt là khi đến những nơi có cơ sở hạ tầng kém. Có nhiều điểm tích cực mà chúng tôi có thể tập trung, chẳng hạn như tinh thần kiên trì và vui vẻ của anh em bất kể kinh tế khó khăn, tình yêu thương của họ đối với thánh chức và việc họ nỗ lực tham dự nhóm họp và hội nghị. Chúng tôi tận mắt thấy công việc Nước Trời tiến triển nhờ sự hỗ trợ và ban phước của Đức Giê-hô-va. Trong những năm tháng phụng sự trọn thời gian ở Congo, chúng tôi rút ra nhiều bài học quan trọng và có nhiều người bạn giống như gia đình mình.
Rao giảng ở Nam Phi, năm 2023
Cuối năm 2017, chúng tôi đến nhiệm sở khác là Nam Phi. Đây là chi nhánh lớn nhất mà chúng tôi từng phụng sự, và các nhiệm vụ ở Bê-tên cũng lạ lẫm với chúng tôi. Một lần nữa, có nhiều điều cần học, nhưng các bài học rút ra trong quá khứ đã giúp ích cho chúng tôi. Chúng tôi yêu thương những anh chị đã trung thành chịu đựng suốt hàng chục năm. Và thật vui khi thấy gia đình Bê-tên làm việc hợp nhất bất kể sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Rõ ràng, Đức Giê-hô-va đang ban cho dân ngài sự bình an khi chúng ta mặc lấy nhân cách mới và áp dụng nguyên tắc Kinh Thánh.
Suốt nhiều năm, vợ chồng chúng tôi nhận được những nhiệm sở đầy hào hứng, thích nghi với các nền văn hóa khác nhau và học ngôn ngữ mới. Dù điều này không phải lúc nào cũng dễ, nhưng chúng tôi luôn cảm nhận được tình yêu thương thành tín của Đức Giê-hô-va qua tổ chức và đoàn thể anh em (Thi 144:2). Chúng tôi tin rằng những điều mình học được khi phụng sự trọn thời gian đã giúp chúng tôi trở thành tôi tớ tốt hơn của Đức Giê-hô-va.
Tôi biết ơn cha mẹ vì đã nuôi nấng tôi theo chân lý. Tôi cũng quý trọng sự hỗ trợ của người vợ yêu dấu, và những gương xuất sắc trong gia đình thiêng liêng trên khắp thế giới. Khi hướng đến tương lai, chúng tôi quyết tâm tiếp tục học từ Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại của chúng ta.