Tốt lành—Làm thế nào để vun trồng?
Ai trong chúng ta cũng muốn được người khác nghĩ đến là người tốt. Tuy nhiên, việc thể hiện sự tốt lành không phải là điều dễ trong thế giới ngày nay. Một lý do là vì nhiều người “không yêu điều lành” (2 Ti 3:3). Họ bác bỏ tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va. Điều gì Đức Giê-hô-va bảo là tốt thì họ nói là xấu, điều gì ngài bảo là xấu thì họ nói là tốt (Ê-sai 5:20). Ngoài ra, hoàn cảnh xuất thân hoặc sự bất toàn có thể khiến chúng ta khó thể hiện sự tốt lành. Vì thế, có lẽ chúng ta có cùng cảm xúc với một chị đã phụng sự Đức Giê-hô-va trong nhiều thập kỷ. Chị ấy thừa nhận: “Tôi thấy khó để tin mình là người tốt”.
Đáng mừng là tất cả chúng ta đều có thể vun trồng sự tốt lành! Đó là sản phẩm của thần khí Đức Chúa Trời, và thần khí của ngài mạnh hơn bất cứ trở ngại nào từ bên trong chúng ta hay bên ngoài thế gian. Chúng ta hãy xem tốt lành là gì và làm thế nào để thể hiện phẩm chất này cách trọn vẹn hơn.
TỐT LÀNH LÀ GÌ?
Tốt lành là phẩm chất xuất sắc về đạo đức, không có chút xấu xa hay bại hoại nào. Sự tốt lành được thấy rõ qua lợi ích mà phẩm chất này mang lại cho người khác. Đó là phẩm chất tích cực và được thể hiện qua hành động.
Rất có thể chúng ta đã thấy một số người sẵn sàng làm điều tốt cho gia đình và bạn bè, nhưng phải chăng việc thể hiện sự tốt lành chỉ dừng lại ở đó? Dĩ nhiên, không ai có thể biểu lộ sự tốt lành một cách hoàn hảo, vì Kinh Thánh nói: “Chẳng có người công chính nào trên đất luôn làm điều tốt và không bao giờ phạm tội” (Truyền 7:20). Sứ đồ Phao-lô cũng thành thật thừa nhận: “Tôi biết rằng trong tôi, tức thân xác tôi, không có gì tốt” (Rô 7:18). Vì thế, để vun trồng phẩm chất này, chúng ta cần học từ Nguồn của sự tốt lành là Đức Giê-hô-va.
“ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐỐI XỬ TỐT VỚI MUÔN LOÀI”
Đức Giê-hô-va là đấng đặt ra tiêu chuẩn về điều tốt. Kinh Thánh nói về ngài như sau: “Ngài vốn thật tốt và làm điều tốt. Xin chỉ dạy con các điều lệ ngài” (Thi 119:68). Hãy xem xét hai khía cạnh về sự tốt lành của Đức Giê-hô-va được nói trong câu này.
Đức Giê-hô-va thật tốt. Sự tốt lành là một phần không thể thiếu trong các phẩm chất của Đức Giê-hô-va. Hãy xem điều gì xảy ra khi Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Ta sẽ khiến mọi điều tốt lành của ta đi ngang qua mặt con”. Khi sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va, trong đó có sự tốt lành của ngài, đi ngang qua Môi-se, ông nghe thấy những lời sau: “Giê-hô-va, Giê-hô-va, Đức Chúa Trời thương xót và trắc ẩn, chậm nóng giận, giàu tình yêu thương thành tín và sự chân thật, thể hiện tình yêu thương thành tín đến ngàn đời, tha thứ lỗi lầm, sự phạm pháp và tội lỗi. Nhưng chẳng bao giờ ngài để kẻ phạm tội thoát khỏi hình phạt” (Xuất 33:19; 34:6, 7). Điều này cho thấy rõ Đức Giê-hô-va tốt lành tuyệt đối trong mọi khía cạnh. Dù Chúa Giê-su nêu gương xuất sắc trong việc thể hiện sự tốt lành, nhưng ngài nói: “Không ai là tốt lành, ngoại trừ Đức Chúa Trời”.—Lu 18:19.
Mọi việc của Đức Giê-hô-va đều tốt lành. Tất cả những gì Đức Giê-hô-va làm đều cho thấy ngài là Thi 145:9). Ngài thể hiện sự tốt lành một cách không thiên vị; ngài ban sự sống cho cả nhân loại và mọi điều cần thiết để duy trì sự sống (Công 14:17). Sự tốt lành của ngài cũng được thể hiện qua việc ngài tha thứ cho chúng ta. Người viết Thi thiên ghi lại: “Đức Giê-hô-va ôi, vì ngài thật tốt, sẵn lòng thứ tha” (Thi 86:5). Chúng ta có thể chắc chắn rằng “Đức Giê-hô-va sẽ chẳng từ chối điều chi tốt lành với ai bước đi trong sự trọn thành”.—Thi 84:11.
đấng tốt lành. Kinh Thánh cho biết: “Đức Giê-hô-va đối xử tốt với muôn loài; lòng thương xót ngài hiển nhiên trong mọi tạo vật” (“HÃY HỌC LÀM LÀNH”
Vì được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời nên con người có tiềm năng trở thành người tốt và làm những điều tốt (Sáng 1:27). Nhưng phẩm chất tốt lành không phải tự nhiên mà có. Lời Đức Chúa Trời khuyến giục chúng ta “hãy học làm lành” (Ê-sai 1:17). Vậy làm sao để trau dồi phẩm chất đáng quý này? Hãy xem ba cách chúng ta có thể làm.
Thứ nhất, chúng ta cầu xin thần khí thánh, là điều có thể giúp các tín đồ thể hiện sự tốt lành trong mắt Đức Chúa Trời (Ga 5:22). Thật vậy, thần khí có thể giúp chúng ta yêu mến điều tốt và bác bỏ điều xấu (Rô 12:9). Kinh Thánh cho thấy Đức Giê-hô-va có thể làm cho chúng ta “vững mạnh trong mọi lời nói và việc làm tốt lành”.—2 Tê 2:16, 17.
Thứ hai, chúng ta cần đọc Lời Đức Chúa Trời. Khi làm thế, Đức Giê-hô-va có thể giúp chúng ta hiểu “trọn đường lối của điều tốt lành” và được trang bị “để làm mọi việc lành” (Châm 2:9; 2 Ti 3:17). Qua việc đọc và suy ngẫm Kinh Thánh, chúng ta lấp đầy lòng mình những điều tốt lành về Đức Chúa Trời và ý định của ngài. Nhờ đó, chúng ta tích lũy kho báu thiêng liêng mà mình có thể dùng sau này.—Lu 6:45; Ê-phê 5:9.
Thứ ba, chúng ta cần nỗ lực để “bắt chước điều tốt” (3 Giăng 11). Chúng ta có thể tìm được nhiều gương trong Kinh Thánh để noi theo. Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su là gương tốt nhất cho mỗi chúng ta. Nhưng chúng ta cũng có thể xem xét những gương khác đã thể hiện sự tốt lành. Có lẽ chúng ta nghĩ đến Ta-bi-tha và Ba-na-ba (Công 9:36; 11:22-24). Anh chị có thể nhận lợi ích từ gương của họ khi xem xét những điều thiết thực họ đã làm để giúp đỡ người khác. Hãy nghĩ về cách anh chị có thể chủ động hỗ trợ ai đó trong gia đình hoặc hội thánh. Ngoài ra, hãy để ý đến những lợi ích mà Ta-bi-tha và Ba-na-ba nhận được khi thể hiện sự tốt lành với người khác. Anh chị cũng có thể nhận được những lợi ích tương tự.
Chúng ta cũng có thể nghĩ đến một số gương trong thời hiện đại. Chẳng hạn, hãy xem xét gương của các trưởng lão siêng năng trong hội thánh, là những người “yêu điều lành”. Cũng hãy nghĩ về những chị thể hiện lòng trung thành qua lời nói và Tít 1:8; 2:3). Một chị tên là Roslyn kể lại: “Bạn của tôi luôn cố gắng giúp đỡ và khích lệ những người khác trong hội thánh. Chị ấy nghĩ về hoàn cảnh của họ và thường tặng những món quà nhỏ hoặc giúp đỡ họ qua cách thực tế khác. Tôi thấy chị ấy thật tốt”.
việc làm, là những chị “dạy dỗ những điều tốt lành” (Đức Giê-hô-va khuyến khích dân ngài “hãy tìm điều lành” (A-mốt 5:14). Làm theo lời khuyên này không chỉ giúp chúng ta yêu mến tiêu chuẩn của ngài, mà còn củng cố ước muốn của chúng ta trong việc làm điều lành.
Chúng ta cố gắng trở thành người tốt và làm điều tốt cho người khác
Để làm điều lành, chúng ta không nhất thiết phải làm những việc to tát hoặc tốn kém. Hãy xem một minh họa: Người họa sĩ hẳn không thể tạo nên một bức chân dung với chỉ một hoặc hai nét cọ. Thay vì thế, người ấy cần nhiều nét cọ để tạo nên bức họa đó. Tương tự, khi chúng ta làm nhiều việc nhỏ giúp ích cho người khác, điều này sẽ cho thấy chúng ta là người tốt.
Kinh Thánh khuyến giục chúng ta hãy “chuẩn bị” và “sẵn sàng” để làm điều lành (2 Ti 2:21; Tít 3:1). Nếu để ý đến hoàn cảnh của người khác, có thể chúng ta sẽ tìm ra những cách làm hài lòng người lân cận “vì lợi ích của họ và để giúp họ vững mạnh” (Rô 15:2). Điều này có lẽ bao hàm việc chia sẻ với họ điều mình có (Châm 3:27). Chẳng hạn, chúng ta có thể mời ai đó đến nhà để dùng bữa đơn giản hoặc nói chuyện khích lệ lẫn nhau. Nếu biết ai bị bệnh, chúng ta có thể đến thăm, gửi thiệp hoặc gọi điện hỏi thăm họ. Thật vậy, chúng ta có nhiều cơ hội để nói “những lời tốt lành giúp vững mạnh theo nhu cầu, hầu mang lại lợi ích cho người nghe”.—Ê-phê 4:29.
Như Đức Giê-hô-va, chúng ta muốn làm điều tốt cho mọi người. Vì thế, chúng ta đối xử với người khác một cách không thiên vị. Một trong những cách tốt nhất chúng ta có thể làm thế là rao giảng tin mừng về Nước Trời cho tất cả mọi người. Theo mệnh lệnh của Chúa Giê-su, chúng ta muốn làm điều tốt cho cả những người dường như ghét mình (Lu 6:27). Đối xử tử tế và làm điều tốt cho người khác luôn là điều đúng, vì “không có luật nào cấm những điều đó” (Ga 5:22, 23). Nếu giữ hạnh kiểm tốt ngay cả khi bị chống đối hay gặp thử thách, có lẽ chúng ta sẽ thu hút người khác đến với chân lý và tôn vinh Đức Chúa Trời.—1 Phi 3:16, 17.
THỂ HIỆN SỰ TỐT LÀNH MANG LẠI PHẦN THƯỞNG
Kinh Thánh nói: “Người lành gặt hái kết quả từ việc làm mình” (Châm 14:14). Một số kết quả hay phần thưởng đó là gì? Khi chúng ta làm điều tốt cho người khác, rất có thể họ cũng đối xử tốt với chúng ta (Châm 14:22). Ngay cả khi họ không làm thế, chúng ta vẫn muốn tiếp tục làm điều tốt cho họ vì điều này có thể làm họ dịu lại và khiến lòng của họ mềm đi.—Rô 12:20, chú thích.
Nhiều trường hợp cho thấy một người nhận được lợi ích khi từ bỏ điều xấu và làm điều tốt. Hãy xem kinh nghiệm của chị Nancy. Chị cho biết: “Khi lớn lên, tôi là người bất cần, sống buông thả và không tôn trọng ai. Nhưng khi học và áp dụng tiêu chuẩn tốt lành của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Giờ đây, tôi thấy mình có lòng tự trọng”.
Lý do quan trọng nhất để chúng ta vun trồng phẩm chất tốt lành là vì điều này làm Đức Giê-hô-va vui lòng. Dù nhiều người không thấy những gì chúng ta làm, nhưng Đức Giê-hô-va thấy. Ngài biết mọi ý tưởng và việc làm tốt của chúng ta (Ê-phê 6:7, 8). Ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta như thế nào? Kinh Thánh cho biết: “Người lành được Đức Giê-hô-va chấp thuận” (Châm 12:2). Vậy hãy tiếp tục vun trồng sự tốt lành. Đức Giê-hô-va hứa rằng “sự vinh hiển, tôn trọng và bình an thì dành cho những ai làm điều lành”.—Rô 2:10.