BÀI HỌC 47
Anh chị ‘tiếp tục chịu sửa đổi’ không?
“Cuối cùng, hỡi anh em, hãy tiếp tục vui mừng, chịu sửa đổi”.—2 CÔ 13:11.
BÀI HÁT 54 “Đây là đường”
GIỚI THIỆU *
1. Theo Ma-thi-ơ 7:13, 14, tại sao có thể nói chúng ta đang ở trên một chuyến hành trình?
Tất cả chúng ta đang ở trên một chuyến hành trình. Đích đến, hay mục tiêu, của chúng ta là sống trong thế giới mới dưới sự cai trị yêu thương của Đức Giê-hô-va. Mỗi ngày, chúng ta cố gắng đi trên con đường dẫn đến sự sống. Nhưng như Chúa Giê-su nói, con đường ấy chật hẹp và đôi lúc khó đi. (Đọc Ma-thi-ơ 7:13, 14). Vì là người bất toàn nên chúng ta dễ đi chệch khỏi con đường đó.—Ga 6:1.
2. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này? (Cũng xem khung “ Sự khiêm nhường giúp chúng ta điều chỉnh các bước đường của mình”).
2 Nếu muốn tiếp tục ở trên con đường chật dẫn đến sự sống, chúng ta cần sẵn sàng điều chỉnh lối suy nghĩ, thái độ và hành động. Sứ đồ Phao-lô khuyên các tín đồ sống ở Cô-rinh-tô hãy tiếp tục “chịu sửa đổi” (2 Cô 13:11). Lời khuyên này cũng áp dụng cho chúng ta. Trong bài này, hãy xem Kinh Thánh giúp chúng ta như thế nào để điều chỉnh các bước đường của mình và những người bạn thành thục giúp chúng ta ra sao để tiếp tục ở trên con đường dẫn đến sự sống. Chúng ta cũng sẽ xem khi nào việc làm theo chỉ dẫn đến từ tổ chức Đức Giê-hô-va có thể là thách đố. Cũng hãy xem sự khiêm nhường giúp chúng ta ra sao để thực hiện những thay đổi mà không mất đi niềm vui trong việc phụng sự.
ĐỂ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI CHỈNH SỬA
3. Lời Đức Chúa Trời có thể giúp anh chị như thế nào?
3 Khi cố gắng tra xét tư tưởng và cảm xúc, chúng ta đối mặt với một thách đố. Lòng con người là gian trá nên chúng ta khó nhận ra lòng đang dẫn mình đến đâu (Giê 17:9). Chúng ta dễ lừa dối mình bởi “lập luận giả dối” (Gia 1:22). Vì vậy, chúng ta cần dùng Lời Đức Chúa Trời để tra xét bản thân. Lời Đức Chúa Trời tiết lộ con người bề trong, tức “tư tưởng và ý định” trong lòng (Hê 4:12, 13). Theo một nghĩa nào đó, Lời Đức Chúa Trời giống như máy chụp X quang, giúp mình nhìn thấy bên trong. Nhưng chúng ta cần khiêm nhường để nhận lợi ích từ lời khuyên của Kinh Thánh hoặc của những người đại diện cho Đức Chúa Trời.
4. Điều gì cho thấy vua Sau-lơ đã trở nên kiêu ngạo?
4 Trường hợp của vua Sau-lơ cho thấy điều có thể xảy ra nếu chúng ta thiếu khiêm nhường. Sau-lơ trở nên kiêu ngạo đến mức không thừa nhận, ngay cả với chính bản thân, là mình cần thay đổi lối suy nghĩ và hành động (Thi 36:1, 2; Ha-ba 2:4). Điều này được thấy rõ khi Đức Giê-hô-va chỉ dẫn Sau-lơ phải làm gì sau khi đánh bại dân A-ma-léc. Nhưng Sau-lơ đã không vâng lời. Và khi nhà tiên tri Sa-mu-ên nói với ông về vấn đề này, Sau-lơ không chịu nhận lỗi. Thay vì thế, ông cố bào chữa cho hành động của mình bằng cách giảm nhẹ tính nghiêm trọng của việc bất tuân và đổ lỗi cho người khác (1 Sa 15:13-24). Trước đó, Sau-lơ cũng thể hiện thái độ tương tự (1 Sa 13:10-14). Đáng buồn là ông để cho lòng mình trở nên cao ngạo. Ông không chỉnh sửa lối suy nghĩ, thế nên Đức Giê-hô-va đã khiển trách và từ bỏ ông.
5. Chúng ta học được gì từ trường hợp của Sau-lơ?
5 Để tránh thái độ kiêu ngạo như Sau-lơ, hãy tự hỏi: “Khi đọc lời khuyên từ Lời Đức Chúa Trời, mình có khuynh hướng bào chữa cho lối suy nghĩ của mình không? Mình có giảm nhẹ tính nghiêm trọng của việc bất tuân không? Mình có đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình không?”. Nếu trả lời có cho bất cứ câu hỏi nào vừa nêu, chúng ta cần điều chỉnh lối suy nghĩ và thái độ. Nếu không, lòng mình có thể trở nên cao ngạo đến mức Đức Giê-hô-va không còn chấp nhận chúng ta là bạn của ngài.—Gia 4:6.
6. Hãy cho biết sự tương phản giữa vua Sau-lơ và vua Đa-vít.
6 Hãy lưu ý sự tương phản giữa vua Sau-lơ và người kế vị ông là vua Đa-vít, một người yêu mến “luật pháp Đức Giê-hô-va” (Thi 1:1-3). Đa-vít biết rằng Đức Giê-hô-va cứu người khiêm nhường nhưng chống lại kẻ cao ngạo (2 Sa 22:28). Vì thế, ông để luật pháp ngài điều chỉnh lối suy nghĩ của mình. Đa-vít viết: “Con sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va, đấng khuyên dạy con. Cả ban đêm, tư tưởng thầm kín nhất cũng răn bảo con”.—Thi 16:7.
7. Nếu khiêm nhường, chúng ta sẽ làm gì?
7 Nếu khiêm nhường, chúng ta sẽ để Lời Đức Chúa Trời chỉnh sửa lối suy nghĩ sai trái của mình trước khi dẫn đến hành động. Lời Đức Chúa Trời sẽ như một tiếng phán với chúng ta: “Đây là đường, hãy đi theo”. Lời ngài sẽ cảnh báo khi chúng ta đi chệch đường, sang phải hoặc sang trái (Ê-sai 30:21). Khi lắng nghe Đức Giê-hô-va, chính chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích (Ê-sai 48:17). Chẳng hạn, chúng ta sẽ tránh được cảm giác xấu hổ vì bị người khác sửa sai. Chúng ta cũng sẽ đến gần hơn với Đức Giê-hô-va vì biết rằng ngài đang đối xử với chúng ta như người con yêu dấu.—Hê 12:7.
8. Như được nói nơi Gia-cơ 1:22-25, làm thế nào chúng ta có thể dùng Lời Đức Chúa Trời như một chiếc gương?
8 Lời Đức Chúa Trời có thể đóng vai trò như một chiếc gương. (Đọc Gia-cơ 1:22-25). Đa số chúng ta đều soi gương vào mỗi buổi sáng trước khi đi ra ngoài. Nhờ làm thế, chúng ta có thể chỉnh sửa những điều cần thiết trước khi người khác nhìn thấy. Tương tự, khi đọc Kinh Thánh mỗi ngày, chúng ta sẽ thấy những khía cạnh mà mình cần điều chỉnh trong lối suy nghĩ và thái độ. Nhiều người thấy hữu ích khi đọc câu Kinh Thánh mỗi ngày vào buổi sáng trước khi rời khỏi nhà. Họ để những gì mình đọc tác động đến lối suy nghĩ. Rồi trong cả ngày, họ tìm cách để áp dụng lời khuyên từ Lời Đức Chúa Trời. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có thói quen học hỏi bao gồm đọc và suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời mỗi ngày. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần làm để tiếp tục ở trên con đường chật dẫn đến sự sống.
LẮNG NGHE NHỮNG NGƯỜI BẠN THÀNH THỤC
9. Anh chị cần một người bạn chỉnh sửa mình trong trường hợp nào?
9 Đã bao giờ anh chị bắt đầu đi chệch khỏi con đường sự sống, khiến mình xa cách Đức Giê-hô-va chưa? (Thi 73:2, 3). Nếu được một người bạn thành thục can đảm chỉnh sửa, anh chị có lắng nghe và áp dụng lời khuyên của người ấy không? Nếu có, anh chị đã làm điều đúng, và hẳn anh chị rất biết ơn vì người bạn đã cảnh báo mình.—Châm 1:5.
10. Anh chị nên phản ứng thế nào khi được một người bạn chỉnh sửa?
10 Lời Đức Chúa Trời nhắc nhở rằng: “Thương tích bạn hữu gây ra là trung tín” (Châm 27:6). Điều này có nghĩa gì? Hãy xem một minh họa. Hãy hình dung anh chị đang đứng đợi để băng qua một con đường đông đúc và anh chị bị phân tâm bởi điện thoại. Anh chị bước xuống đường mà không quan sát. Ngay lúc đó, một người bạn chụp cánh tay của anh chị và kéo lên vỉa hè. Người ấy chụp mạnh đến mức cánh tay của anh chị bị bầm, nhưng nhờ hành động nhanh chóng đó mà anh chị không bị xe tông. Dù vết bầm khiến anh chị đau vài ngày, nhưng anh chị có giận vì người bạn đã kéo mình không? Chắc chắn không! Anh chị sẽ biết ơn về sự giúp đỡ của người bạn ấy. Tương tự, nếu một người bạn cảnh báo khi thấy anh chị nói hoặc làm một điều không phù hợp với tiêu chuẩn công chính của Đức Chúa Trời, có lẽ lúc đầu anh chị cảm thấy tổn thương. Nhưng đừng bực bội hay buồn giận. Đó là điều dại dột (Truyền 7:9). Thay vì thế, hãy biết ơn vì người bạn đã can đảm nói ra.
11. Điều gì có thể khiến một người bác bỏ lời khuyên khôn ngoan từ một người bạn?
11 Điều gì có thể khiến một người bác bỏ lời khuyên khôn ngoan từ một người bạn yêu thương? Đó là tính kiêu ngạo. Người kiêu ngạo thích “nghe những lời êm tai” và “ngoảnh tai không nghe chân lý” (2 Ti 4:3, 4). Họ quá xem trọng ý kiến và giá trị bản thân. Tuy nhiên, sứ đồ Phao-lô viết: “Nếu ai nghĩ mình quan trọng trong khi mình chẳng là gì thì người ấy đang lừa dối bản thân” (Ga 6:3). Vua Sa-lô-môn tóm tắt điều này như sau: “Một đứa trẻ nghèo mà khôn ngoan còn hơn một ông vua già mà ngu muội, không còn khôn sáng để nghe lời cảnh báo”.—Truyền 4:13.
12. Chúng ta học được gì qua gương của Phi-e-rơ, như được ghi nơi Ga-la-ti 2:11-14?
12 Hãy xem Phi-e-rơ nêu gương nào khi bị Phao-lô chỉnh sửa trước mặt nhiều người. (Đọc Ga-la-ti 2:11-14). Phi-e-rơ đã có thể giận Phao-lô và tập trung vào cách mà Phao-lô khuyên cũng như nơi mà ông chọn làm thế. Nhưng Phi-e-rơ đã hành động khôn ngoan. Ông chấp nhận lời khuyên và không nuôi lòng oán giận Phao-lô. Về sau, ông còn gọi Phao-lô là “anh Phao-lô yêu dấu”.—2 Phi 3:15.
13. Chúng ta nên nhớ điều gì khi cho lời khuyên?
13 Nếu thấy cần khuyên một người bạn, anh chị nên nhớ điều gì? Trước khi nói Truyền 7:16). Một người công chính quá thì hay xét đoán người khác dựa trên tiêu chuẩn của mình chứ không phải của Đức Giê-hô-va, và thường thiếu lòng thương xót. Nếu sau khi tra xét bản thân và thấy vẫn cần nói chuyện với người bạn, hãy nói rõ vấn đề và dùng câu hỏi thăm dò quan điểm để giúp người ấy nhận ra lỗi lầm của mình. Hãy đảm bảo rằng những điều anh chị nói là dựa trên Kinh Thánh, và nhớ rằng người bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước mắt Đức Giê-hô-va chứ không phải anh chị (Rô 14:10). Hãy dựa vào sự khôn ngoan trong Lời Đức Chúa Trời, và khi cho lời khuyên, hãy bắt chước lòng trắc ẩn của Chúa Giê-su (Châm 3:5; Mat 12:20). Tại sao? Vì Đức Giê-hô-va sẽ đối xử với chúng ta theo cách mình đối xử với người khác.—Gia 2:13.
chuyện với người ấy, hãy tự hỏi: “Mình có đang ‘công chính quá’ không?” (VÂNG THEO CHỈ DẪN ĐẾN TỪ TỔ CHỨC ĐỨC CHÚA TRỜI
14. Tổ chức Đức Chúa Trời cung cấp cho chúng ta điều gì?
14 Đức Giê-hô-va hướng dẫn chúng ta trên con đường dẫn đến sự sống qua phần trên đất của tổ chức ngài. Tổ chức cung cấp video, ấn phẩm và các buổi nhóm họp để giúp tất cả chúng ta áp dụng lời khuyên trong Lời Đức Chúa Trời. Những tài liệu này hoàn toàn dựa trên Kinh Thánh. Khi quyết định đâu là cách tốt nhất để thực hiện công việc rao giảng, Hội đồng Lãnh đạo nương cậy nơi thần khí thánh. Dù vậy, Hội đồng Lãnh đạo thường xuyên xem lại những quyết định mà họ đã đưa ra về cách tổ chức công việc rao giảng. Tại sao? Vì “cảnh trạng thế gian này đang thay đổi” và tổ chức Đức Chúa Trời phải thích nghi với hoàn cảnh mới.—1 Cô 7:31.
15. Một số công bố đối mặt với thách đố nào?
15 Chắc chắn chúng ta sẵn sàng vâng theo những chỉ dẫn dựa trên Kinh Thánh liên quan đến giáo lý hoặc đạo đức. Nhưng chúng ta phản ứng thế nào khi tổ chức Đức Chúa Trời có một thay đổi ảnh hưởng đến những khía cạnh khác trong đời sống mình? Chẳng hạn, trong những năm gần đây, chi phí cho việc xây và bảo trì nơi thờ phượng gia tăng nhanh chóng. Vì thế, Hội đồng Lãnh đạo đưa ra chỉ dẫn là các Phòng Nước Trời cần được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Kết quả là nhiều hội thánh được sát nhập và một số Phòng Nước Trời
được bán. Số tiền tiết kiệm được dùng để xây Phòng Nước Trời ở những nơi có nhu cầu lớn. Nếu sống trong một khu vực mà Phòng Nước Trời đã được bán và hội thánh được sát nhập, có lẽ anh chị thấy khó để thích nghi với hoàn cảnh mới. Giờ đây, một số công bố phải đi nhóm họp xa hơn. Số khác đã bỏ nhiều công sức để xây và bảo trì Phòng Nước Trời nên có lẽ họ thắc mắc tại sao lại bán nơi đó đi. Có thể họ cảm thấy công sức và thời gian mình bỏ ra thật lãng phí. Dù vậy, họ vẫn hợp tác với sự sắp đặt mới này và đáng được khen.16. Làm thế nào việc áp dụng lời khuyên nơi Cô-lô-se 3:23, 24 giúp chúng ta giữ niềm vui?
16 Chúng ta sẽ giữ được niềm vui khi nhớ rằng mình làm việc cho Đức Giê-hô-va và ngài đang hướng dẫn tổ chức của ngài. (Đọc Cô-lô-se 3:23, 24). Vua Đa-vít đã nêu gương tốt khi đóng góp tiền để xây đền thờ. Ông nói: “Con là ai và dân con là gì mà chúng con có được vị thế để dâng lễ vật tự nguyện như vậy? Vì mọi thứ đều đến từ ngài và những gì chúng con dâng cho ngài đều bởi tay ngài mà ra” (1 Sử 29:14). Khi đóng góp, chúng ta cũng đang dâng cho Đức Giê-hô-va điều bởi tay ngài mà ra. Dù vậy, Đức Giê-hô-va quý trọng thời gian, năng lực và tiền của mà chúng ta đóng góp để ủng hộ công việc của ngài.—2 Cô 9:7.
TIẾP TỤC Ở TRÊN CON ĐƯỜNG CHẬT
17. Tại sao anh chị không nên nản lòng nếu phải điều chỉnh các bước đường của mình?
17 Để tiếp tục ở trên con đường chật dẫn đến sự sống, tất cả chúng ta phải theo sát dấu chân của Chúa Giê-su (1 Phi 2:21). Nếu anh chị nhận thấy cần điều chỉnh các bước đường của mình, đừng nản lòng. Đó có thể là dấu hiệu tốt vì cho thấy anh chị nhạy bén trước sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va. Hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va biết chúng ta là người bất toàn nên ngài không đòi hỏi chúng ta noi gương Chúa Giê-su một cách hoàn hảo.
18. Chúng ta cần làm gì để đạt được mục tiêu?
18 Mong sao tất cả chúng ta tập trung vào tương lai và sẵn sàng điều chỉnh lối suy nghĩ, thái độ và hành động (Châm 4:25; Lu 9:62). Hãy luôn khiêm nhường, “tiếp tục vui mừng, chịu sửa đổi” (2 Cô 13:11). Khi làm thế, “Đức Chúa Trời của sự yêu thương và bình an sẽ ở cùng [chúng ta]”. Và chúng ta sẽ không chỉ đến đích mà còn vui thích chuyến hành trình.
BÀI HÁT 34 Bước theo sự trọn thành
^ đ. 5 Một số người trong chúng ta thấy khó thay đổi lối suy nghĩ, thái độ và hành động. Bài này sẽ giải thích tại sao tất cả chúng ta đều cần thực hiện những thay đổi và làm thế nào để giữ niềm vui khi làm thế.
^ đ. 76 HÌNH ẢNH: Một anh trẻ kể lại điều xảy ra với mình sau khi quyết định thiếu khôn ngoan. Anh lớn tuổi hơn (bên phải) lắng nghe một cách điềm tĩnh để biết có cần cho lời khuyên hay không.