Khoa học có mâu thuẫn với lời tường thuật trong Sáng-thế Ký không?
Quan điểm của Kinh Thánh
Khoa học có mâu thuẫn với lời tường thuật trong Sáng-thế Ký không?
NHIỀU người cho rằng khoa học chứng tỏ Kinh Thánh sai khi nói về cuộc sáng tạo. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn không phải là giữa khoa học với Kinh Thánh, nhưng thật ra là giữa khoa học với niềm tin của phái gọi là tín đồ Đấng Christ theo trào lưu chính thống. Trong số những người theo phái này, có vài nhóm nhầm lẫn cho rằng, theo Kinh Thánh tất cả các tạo vật hữu hình được tạo ra trong vòng sáu ngày—mỗi ngày dài 24 tiếng—và cách đây khoảng 10.000 năm.
Tuy nhiên, Kinh Thánh không ủng hộ lập luận đó. Nếu ủng hộ thì nhiều điều mà khoa học khám phá trong hàng trăm năm qua hẳn khiến người ta nghi ngờ tính xác thực của Kinh Thánh. Khi nghiên cứu
kỹ đoạn Kinh Thánh này, người ta thấy không có gì trái ngược với những sự kiện khoa học. Vì lý do đó, Nhân Chứng Giê-hô-va không đồng ý với những “tín đồ Đấng Christ” theo trào lưu chính thống và cũng không đồng ý với quan điểm của nhiều người theo “thuyết sáng tạo”. Những điều sau đây cho thấy Kinh Thánh thật sự dạy gì.Khi nào là “ban đầu”?
Lời tường thuật trong Sáng-thế Ký mở đầu với lời giản dị và đầy ý nghĩa: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. (Sáng-thế Ký 1:1) Các học giả Kinh Thánh đều đồng ý rằng việc làm được miêu tả trong câu này không liên quan đến những ngày sáng tạo được tường thuật từ câu 3 trở đi. Ý nghĩa của câu này rất sâu sắc. Theo lời mở đầu của Kinh Thánh thì vũ trụ, kể cả trái đất của chúng ta, đã có từ xa xưa, trước khi những ngày sáng tạo bắt đầu.
Các nhà địa chất học ước tính tuổi của trái đất là khoảng 4 tỷ năm, và các nhà thiên văn học tính tuổi của vũ trụ có thể đến 15 tỷ năm. Phải chăng hai kết luận trên—hoặc những điều chỉnh trong tương lai về những kết luận này—mâu thuẫn với Sáng-thế Ký 1:1? Không phải. Kinh Thánh không nói rõ “trời [và] đất” bao nhiêu tuổi. Khoa học không phủ nhận câu Kinh Thánh này.
Những ngày sáng tạo dài bao lâu?
Còn về vấn đề ngày sáng tạo dài bao lâu thì sao? Phải chăng mỗi ngày thật sự dài 24 tiếng? Một số người nghĩ như thế vì sau này Môi-se, người viết Sáng-thế Ký, nói rằng ngày hôm sau của sáu ngày sáng tạo là ngày Đức Chúa Trời nghỉ, và được dùng làm mẫu cho ngày Sa-bát hàng tuần, nên mỗi ngày sáng tạo phải thật sự dài 24 tiếng. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:11) Lời diễn tả trong Sáng-thế Ký có ủng hộ lập luận này không?
Không. Chữ Hê-bơ-rơ được dịch là “ngày” có thể ám chỉ những khoảng thời gian dài khác nhau, không chỉ vỏn vẹn 24 tiếng. Thí dụ, khi tóm tắt công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời, Môi-se gọi chung giai đoạn sáu ngày sáng tạo là “ngày”. (Sáng-thế Ký 2:4b, Tòa Tổng Giám Mục) * Ngoài ra, vào ngày sáng tạo đầu tiên, “Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm”. (Sáng-thế Ký 1:5) Nơi đây, chỉ một phần của 24 tiếng được gọi là “ngày”. Hiển nhiên, không có cơ sở nào trong Kinh Thánh để một người có thể dựa vào đó và cho rằng mỗi ngày sáng tạo dài 24 tiếng.
Vậy, các ngày sáng tạo dài bao lâu? Cách diễn đạt nơi Sáng-thế Ký chương 1 và 2 cho biết các ngày sáng tạo bao gồm một khoảng thời gian rất dài.
Các tạo vật xuất hiện dần dần
Thứ nhất, Môi-se ghi lại cuộc sáng tạo bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Thứ hai, ông viết theo quan điểm của một người sống trên đất. Hai yếu tố này—cùng với sự hiểu biết là vũ trụ hiện hữu trước khi những giai đoạn, hoặc những “ngày” sáng tạo bắt đầu—có thể giúp giải quyết cuộc tranh cãi về sự sáng tạo. Như thế nào?
Khi xem xét kỹ lời tường thuật nơi sách Sáng-thế Ký, chúng ta thấy những gì bắt đầu được tạo dựng trong một “ngày” vẫn tiếp diễn sang ngày hôm sau hoặc những ngày sau đó. Thí dụ, trước khi “ngày” sáng tạo bắt đầu, ánh sáng từ mặt trời—một thiên thể đã hiện hữu—không thể chiếu đến tận mặt đất, có lẽ vì bị tầng mây dày đặc che phủ. (Gióp 38:9) Trong “ngày” thứ nhất, mây bắt đầu tan nên ánh sáng xuyên qua bầu khí quyển. *
Sáng-thế Ký 1:14-16) Nói cách khác, theo quan điểm của một người trên đất thì bắt đầu có thể thấy rõ mặt trời và mặt trăng. Quá trình này diễn ra một cách từ từ.
Vào “ngày” thứ hai, chắc hẳn mây trong bầu khí quyển tan dần, tạo một khoảng không giữa những đám mây dày đặc ở trên và biển ở dưới. Vào “ngày” thứ tư, bầu trời dần dần trong hơn, rồi mặt trời và mặt trăng xuất hiện “trong khoảng-không trên trời”. (Lời tường thuật trong Sáng-thế Ký cũng cho biết là khi bầu khí quyển tiếp tục trở nên trong hơn, các loài chim trời, kể cả côn trùng và các loài cánh có màng, bắt đầu xuất hiện vào “ngày” thứ năm. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho biết rằng trong “ngày” thứ sáu, Đức Chúa Trời vẫn đang “lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời”.—Sáng-thế Ký 2:19.
Rõ ràng ngôn ngữ của Kinh Thánh cho thấy là trong “ngày” sáng tạo—hoặc giai đoạn sáng tạo—một số sự kiện chính có thể diễn ra dần dần, thay vì ngay lập tức, và có lẽ một vài sự kiện đó thậm chí vẫn tiếp diễn trong “những ngày” sáng tạo kế tiếp.
Tùy theo loại
Phải chăng sự xuất hiện dần dần của cây cỏ và thú vật ám chỉ Đức Chúa Trời dùng quá trình tiến hóa để tạo ra nhiều loài sống? Không phải. Lời tường thuật ghi rõ rằng Đức Chúa Trời tạo mọi “loại” cây cỏ và thú vật chính. (Sáng-thế Ký 1:11, 12, 20-25) Phải chăng các “loại” cây cỏ và thú vật ban đầu đã được tạo nên với khả năng thích nghi khi môi trường sinh thái thay đổi? Thế nào là một “loại”? Kinh Thánh không đề cập đến điều này. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói rằng các vật sống “nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại”. (Sáng-thế Ký 1:21) Câu này cho thấy sự biến đổi của các vật thuộc một “loại” là có giới hạn. Những vật hóa thạch cùng những nghiên cứu hiện đại đều chứng minh rằng các loại cây cỏ và thú vật chính chỉ thay đổi rất ít trong thời gian rất dài .
Khác với những điều mà một số người theo trào lưu chính thống tuyên bố, Sáng-thế Ký không nói rằng vũ trụ—kể cả trái đất và tất cả mọi loài sống trên trái đất—được tạo ra trong một khoảng thời gian ngắn, cách nay tương đối không lâu. Đúng ra, lời miêu tả trong Sáng-thế Ký về sự sáng tạo vũ trụ và sự xuất hiện của các loài vật sống trên trái đất phù hợp với nhiều điều mà khoa học khám phá gần đây.
Vì tin tưởng nơi các triết lý, nhiều khoa học gia không chấp nhận lời tuyên bố của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời tạo ra muôn vật. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong Sáng-thế Ký, một sách cổ xưa trong Kinh Thánh, Môi-se ghi rằng vũ trụ có sự bắt đầu và sự sống dần dần xuất hiện qua nhiều giai đoạn trong những khoảng thời gian dài. Làm thế nào mà cách đây khoảng 3.500 năm, Môi-se lại có được thông tin khoa học chính xác như thế? Lời giải thích hợp lý nhất là Đấng khôn ngoan, có quyền năng tạo dựng trời và đất, chắc hẳn đã cho Môi-se hiểu điều đó. Lời giải thích này khẳng định thêm giá trị của lời ghi trong Kinh Thánh là: Cả Kinh Thánh đều “bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn”.—2 Ti-mô-thê 3:16.
BẠN CÓ THẮC MẮC?
▪ Đức Chúa Trời tạo ra vũ trụ bao lâu rồi?—Sáng-thế Ký 1:1.
▪ Phải chăng trái đất được tạo ra trong sáu ngày, mỗi ngày dài 24 tiếng?—Sáng-thế Ký 2:4.
▪ Làm thế nào những điều mà Môi-se viết về thời kỳ ban đầu của trái đất lại rất chính xác với khoa học?—2 Ti-mô-thê 3:16.
[Chú thích]
^ đ. 10 Trong phần miêu tả diễn tiến của “ngày” thứ nhất, từ Hê-bơ-rơ dùng để nói về ánh sáng là ʼohr, ánh sáng theo nghĩa chung; còn về “ngày” thứ tư, từ được dùng là ma·ʼohr ʹ, ám chỉ nguồn phát ra ánh sáng.
[Câu nổi bật nơi trang 11]
Sáng-thế Ký không nói rằng vũ trụ được tạo ra trong một khoảng thời gian ngắn, cách nay tương đối không lâu
[Câu nổi bật nơi trang 12]
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”.—Sáng-thế Ký 1:1
[Nguồn hình ảnh nơi trang 10]
Vũ trụ: IAC/RGO/David Malin Images
[Nguồn hình ảnh nơi trang 12]
NASA photo
[Chú thích]
^ đ. 14 Câu này ghi như sau: “Ngày Đức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời”.