CHƯƠNG MƯỜI MỘT
Tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ?
-
Đức Chúa Trời có gây ra đau khổ trên thế giới không?
-
Vấn đề nào được nêu lên trong vườn Ê-đen?
-
Bằng cách nào Đức Chúa Trời có thể xóa hết mọi đau khổ của nhân loại?
1, 2. Ngày nay người ta gặp những đau khổ nào, và nhiều người nêu lên những câu hỏi nào?
SAU trận chiến khủng khiếp trong một xứ bị chiến tranh giày xéo, hàng ngàn thường dân gồm đàn bà, trẻ con bị giết và chôn tập thể. Chung quanh mồ đó có cắm những cái cọc, trên mỗi cọc đều có khắc chữ: “Tại sao?” Đôi khi đó là câu hỏi bày tỏ nỗi đau đớn tột độ. Người ta buồn bã nêu lên câu hỏi này khi chiến tranh, tai ương, bệnh tật hoặc tội ác cướp đi mạng sống của những người thân vô tội, phá hủy nhà cửa họ, hay đem lại những khổ đau khác không lường được. Họ muốn biết tại sao những thảm kịch này xảy đến cho họ.
2 Tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ? Nếu Giê-hô-va Đức Chúa Trời là toàn năng, yêu thương, khôn ngoan và công bằng, tại sao thế giới này lại có đầy hận thù và bất công? Bạn có bao giờ tự hỏi về những điều này không?
3, 4. (a) Điều gì cho thấy không có gì sai khi hỏi ‘tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ’? (b) Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về sự gian ác và đau khổ?
3 Có nên nêu câu hỏi ‘tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ’ không? Một số người lo ngại rằng hỏi như thế là thiếu Ha-ba-cúc 1:3.
đức tin hay bất kính đối với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi đọc Kinh Thánh, bạn sẽ thấy những người trung thành, kính sợ Đức Chúa Trời có những câu hỏi tương tự. Chẳng hạn, nhà tiên tri Ha-ba-cúc đã hỏi Đức Giê-hô-va: “Nhân sao Chúa khiến tôi thấy sự gian-ác, và Ngài nhìn-xem sự ngang-trái? Sự tàn-hại bạo-ngược ở trước mặt tôi; sự tranh-đấu cãi-lẫy dấy lên”.—4 Đức Giê-hô-va có quở trách nhà tiên tri trung thành Ha-ba-cúc vì nêu lên những câu hỏi như thế không? Không. Trái lại, Đức Chúa Trời còn cho ghi lại những lời chân thành của Ha-ba-cúc trong Kinh Thánh được soi dẫn. Ngài cũng giúp ông hiểu biết vấn đề rõ hơn và có thêm đức tin. Đức Giê-hô-va cũng muốn giúp bạn như thế. Hãy nhớ rằng Kinh Thánh dạy “Ngài hay săn-sóc anh em”. (1 Phi-e-rơ 5:7) Đức Chúa Trời ghét sự gian ác và đau khổ mà nó gây ra hơn bất cứ người nào trên đất. (Ê-sai 55:8, 9) Thế thì tại sao có quá nhiều đau khổ trên thế gian?
TẠI SAO CÓ QUÁ NHIỀU ĐAU KHỔ?
5. Đôi khi người ta đưa ra những lý do nào để giải thích sự đau khổ của nhân loại, nhưng Kinh Thánh dạy gì?
5 Nhiều người trong các tôn giáo khác nhau đã đi đến Gióp 34:10.
các nhà lãnh đạo tôn giáo và thầy dạy giáo lý để hỏi tại sao có quá nhiều đau khổ. Thường thì họ trả lời rằng đó là ý muốn của Đức Chúa Trời và từ lâu Ngài đã định trước mọi điều xảy ra kể cả những biến cố thảm thương. Nhiều người được cho biết rằng những gì Đức Chúa Trời làm là huyền bí khó hiểu hoặc Ngài đem cái chết đến cho người ta—kể cả trẻ con—để họ có thể lên trời ở với Ngài. Nhưng như bạn đã học, Giê-hô-va Đức Chúa Trời không hề gây ra điều dữ nào. Kinh Thánh nói: “Đức Chúa Trời chẳng hề hành ác, Đấng Toàn-năng không bao giờ làm hung-nghiệt”.—6. Tại sao nhiều người sai lầm đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về những đau khổ trên thế gian?
6 Bạn có biết tại sao người ta sai lầm đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về những đau khổ xảy ra trên thế gian không? Trong nhiều trường hợp, họ trách Đức Chúa Trời Toàn Năng vì họ nghĩ rằng chính Ngài cai trị thế gian. Họ không biết về một sự thật đơn giản nhưng quan trọng mà Kinh Thánh dạy. Bạn đã học điều đó nơi Chương 3 sách này. Kẻ cai trị thế gian này chính là Sa-tan Ma-quỉ.
7, 8. (a) Thế gian này phản ánh cá tính của kẻ cai trị nó như thế nào? (b) Sự bất toàn của con người và thời thế cùng sự bất trắc gây ra đau khổ như thế nào?
7 Kinh Thánh nói rõ: “Cả thế-gian đều phục dưới quyền ma-quỉ”. (1 Giăng 5:19) Khi nghĩ về điều này, bạn chẳng thấy hợp lý sao? Thế gian này phản ánh cá tính của tạo vật vô hình đang “dỗ-dành cả thiên-hạ”. (Khải-huyền 12:9) Sa-tan có tính căm thù, lừa dối và độc ác. Vì vậy mà thế gian dưới ảnh hưởng của hắn cũng đầy hận thù, lừa đảo và độc ác. Đó là một lý do tại sao có quá nhiều đau khổ.
8 Lý do thứ hai cho biết tại sao có quá nhiều đau khổ, như đã thảo luận nơi Chương 3, là vì loài người bất toàn và tội lỗi kể từ khi có sự phản nghịch trong vườn Ê-đen. Con người tội lỗi có khuynh hướng tranh giành ưu thế, và hậu quả là có chiến tranh, áp bức và khổ sở. (Truyền-đạo 4:1; ) Lý do thứ ba có đau khổ là do thời thế và sự bất trắc xảy ra. ( 8:9Truyền-đạo 9:11) Trong một thế gian không được Đức Giê-hô-va cai trị và che chở, người ta có thể chịu khổ vì tình huống bất ngờ xảy đến.
9. Tại sao chúng ta có thể biết chắc là Đức Giê-hô-va có lý do chính đáng khi để cho sự đau khổ kéo dài?
9 Chúng ta cảm thấy yên tâm khi biết rằng Đức Chúa Trời không gây ra đau khổ. Ngài không chịu trách nhiệm về chiến tranh, tội ác, áp bức hoặc ngay cả những thiên tai khiến người ta khổ sở. Tuy nhiên, chúng ta cần biết: Tại sao Đức Giê-hô-va để cho mọi sự đau khổ này xảy ra? Nếu là Đấng Toàn Năng, Ngài có quyền hành để chấm dứt tình trạng đó. Thế thì tại sao Ngài không làm? Là Đấng đầy yêu thương, Đức Chúa Trời hẳn có lý do chính đáng.—1 Giăng 4:8.
VẤN ĐỀ TRỌNG YẾU ĐƯỢC NÊU RA
10. Sa-tan nêu nghi vấn về điều gì, và như thế nào?
10 Để biết tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ, chúng ta cần nghĩ đến thời kỳ mà sự đau khổ bắt đầu. Khi Sa-tan dụ A-đam và Ê-va cãi lời Đức Giê-hô-va, một nghi vấn quan trọng đã được nêu ra. Sa-tan không nghi ngờ quyền năng của Đức Giê-hô-va. Hắn biết rằng Đức Giê-hô-va có quyền năng vô hạn. Thay vì thế, Sa-tan nêu nghi vấn về quyền cai trị của Đức Giê-hô-va. Qua việc cho rằng Đức Chúa Trời nói dối và không muốn thần dân của Ngài hưởng mọi quyền lợi, Sa-tan buộc tội Đức Giê-hô-va là Đấng cai trị ích kỷ. (Sáng-thế Ký 3:2-5) Sa-tan có ý nói rằng nhân loại sẽ sung sướng hơn nếu không ở dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời. Đây là sự công kích quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va, quyền cai trị của Ngài.
11. Tại sao Đức Giê-hô-va không chỉ việc tiêu diệt hai kẻ phản loạn trong vườn Ê-đen?
11 A-đam và Ê-va nghịch lại Đức Giê-hô-va. Như thể họ nói: “Chúng ta không cần Đức Giê-hô-va cai trị. Chúng ta có Sáng-thế Ký 1:28) Đức Giê-hô-va luôn luôn thực hiện ý định của Ngài. (Ê-sai 55:10, 11) Ngoài ra, loại trừ những kẻ phản loạn ra khỏi vườn Ê-đen sẽ không xóa đi nghi vấn nêu lên về quyền cai trị của Đức Giê-hô-va.
thể tự quyết định điều gì thiện và điều gì ác”. Làm thế nào Đức Giê-hô-va giải quyết vấn đề đó? Làm sao Ngài có thể dạy mọi tạo vật thông minh rằng những kẻ phản nghịch đã sai lầm và đường lối của Ngài quả thật là tốt nhất? Một người có thể nói Đức Chúa Trời chỉ cần tiêu diệt hai kẻ phản loạn và tạo lại người mới. Nhưng Đức Giê-hô-va đã tuyên bố ý định của Ngài là cho A-đam và Ê-va sinh con cháu đầy mặt đất, và Ngài muốn họ sống trong vườn địa đàng. (12, 13. Hãy minh họa tại sao Đức Giê-hô-va để cho Sa-tan trở thành kẻ cai trị thế gian này và tại sao Đức Chúa Trời để cho con người tự cai trị.
12 Chúng ta hãy xem một minh họa. Hãy tưởng tượng một thầy giáo dạy học sinh cách giải một bài toán khó. Một học sinh lanh lợi nhưng hay quấy phá lớp học nói cách giải của thầy không đúng. Ám chỉ rằng thầy không có khả năng, học sinh này khăng khăng cho rằng mình biết cách
hay hơn để giải bài toán ấy. Một số học sinh nghĩ rằng nó đúng, và cũng hùa theo nó. Thầy giáo nên làm gì? Nếu đuổi những đứa dấy loạn này ra khỏi lớp thì có ảnh hưởng thế nào đến những học sinh khác? Chẳng phải các học sinh đó sẽ tin rằng thằng bạn cùng lớp và những đứa theo phe nó là đúng hay sao? Tất cả những học sinh khác trong lớp có thể không còn kính trọng thầy nữa, nghĩ rằng thầy sợ bị mất mặt. Nhưng giả sử là thầy cho phép đứa bất trị đó chứng tỏ cho cả lớp thấy cách nó giải bài toán.13 Đức Giê-hô-va cũng đã làm tương tự như thầy giáo đó. Hãy nhớ rằng vấn đề không chỉ liên hệ đến những kẻ phản nghịch trong vườn Ê-đen. Hàng triệu thiên sứ đang quan sát. (Gióp 38:7; Khải-huyền 5:11) Cách Đức Giê-hô-va giải quyết sự phản nghịch này có ảnh hưởng lớn đến tất cả những thiên sứ đó và tất cả những tạo vật thông minh khác nữa. Thế thì Đức Giê-hô-va đã làm gì? Ngài đã để cho Sa-tan chứng tỏ cách hắn cai trị nhân loại. Đức Chúa Trời cũng để cho con người cai trị dưới sự hướng dẫn của Sa-tan.
14. Việc Đức Giê-hô-va quyết định để cho con người tự cai trị mang lại lợi ích nào?
14 Thầy giáo trong minh họa trên biết rằng đứa dấy loạn và những đứa khác đã sai lầm. Nhưng thầy cũng biết rằng cho chúng cơ hội để chứng tỏ những điều chúng nêu ra sẽ có lợi cho cả lớp. Khi bọn dấy loạn thất bại, tất cả những học sinh thành thật sẽ thấy rằng thầy giáo là người duy nhất có khả năng để dạy cả lớp. Họ sẽ hiểu tại sao từ đó trở đi thầy giáo có quyền đuổi ra khỏi lớp bất cứ học sinh bất trị nào. Tương tự, Đức Giê-hô-va biết tất cả những người chân thật và thiên sứ ngay thẳng sẽ được lợi ích khi thấy Sa-tan và những quỉ theo hắn đã thất bại và con người không thể nào tự cai trị. Như Giê-rê-mi thời xưa, họ sẽ biết được sự thật trọng yếu này: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình”.—Giê-rê-mi 10:23.
TẠI SAO KÉO DÀI LÂU NHƯ THẾ?
15, 16. (a) Tại sao Đức Giê-hô-va để cho sự đau khổ kéo dài lâu đến thế? (b) Tại sao Ngài không ngăn chặn những điều như tội ác kinh khiếp xảy ra?
15 Nhưng tại sao Đức Giê-hô-va để cho sự khổ đau kéo dài lâu như thế? Và tại sao Ngài không ngăn chặn những điều xấu xảy ra? Hãy nghĩ lại, có hai điều mà thầy giáo trong minh họa không muốn làm. Thứ nhất, thầy không ngăn cản đứa dấy loạn đưa ra cách giải. Thứ hai, thầy không giúp nó chứng minh lập luận của nó. Tương tự, hãy xem hai điều mà Đức Giê-hô-va đã quyết định không làm. Thứ nhất, Ngài không ngăn cản Sa-tan và các thiên sứ theo phe hắn tìm cách chứng tỏ là chúng đúng. Vì thế mà cần phải cho chúng thời gian. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, loài người đã thử mọi cách cai trị, hay mọi chính thể. Họ cũng có những tiến bộ về khoa học và những lĩnh vực khác, nhưng sự bất công, nghèo khó, tội ác và chiến tranh ngày càng tăng thêm. Sự cai trị của loài người tới nay đã chứng tỏ là thất bại.
16 Thứ hai, Đức Giê-hô-va không giúp Sa-tan cai trị thế gian này. Thí dụ, nếu Đức Chúa Trời ngăn cản những tội ác khủng khiếp xảy ra thì chẳng phải là Ngài ủng hộ cho những kẻ phản nghịch sao? Và chẳng phải là Đức Chúa Trời khiến người ta nghĩ rằng họ có thể tự cai trị mà không bị những hậu quả tai hại? Nếu Đức Giê-hô-va hành động như thế tức là Ngài dự phần vào sự nói dối. Tuy nhiên, “Đức Chúa Trời chẳng có thể nói dối”.—Hê-bơ-rơ 6:18.
17, 18. Đức Giê-hô-va sẽ giải quyết thế nào về mọi tai hại gây ra do sự cai trị của con người và ảnh hưởng của Sa-tan?
17 Nhưng còn tất cả những tai hại đã gây ra trong thời gian dài con người nghịch lại Đức Chúa Trời thì sao? Chúng ta nên nhớ rằng Đức Giê-hô-va là toàn năng. Vì vậy Ngài có khả năng và sẽ xóa đi hết mọi đau khổ của nhân loại. Như chúng ta đã học, Đức Chúa Trời sẽ sửa đổi tình trạng tồi tệ trên đất bằng cách biến trái đất thành địa đàng. sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su, người ta sẽ không còn bị ảnh hưởng của tội lỗi nữa, và sự chết sẽ được đảo ngược bằng sự sống lại. Đức Chúa Trời sẽ dùng Chúa Giê-su “để hủy-phá công-việc của ma-quỉ”. (1 Giăng 3:8) Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện tất cả những điều này vào đúng thời điểm. Chúng ta mừng là Ngài không hành động sớm hơn, vì sự kiên nhẫn của Ngài đã cho chúng ta cơ hội để biết lẽ thật và phụng sự Ngài. (2 Phi-e-rơ 3:9, 10) Trong thời gian này, Đức Chúa Trời tích cực tìm kiếm những người thờ phượng chân thật và giúp họ chịu đựng những đau khổ xảy ra cho họ trong thế gian đầy rối loạn này.—Giăng 4:23; 1 Cô-rinh-tô 10:13.
Nhờ thực hành đức tin nơi18 Một số người có thể hỏi: Có phải tất cả những khổ đau này có thể tránh được nếu Đức Chúa Trời đã tạo A-đam và Ê-va theo một cách mà họ không thể nào phản nghịch? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần nhớ đến một món quà quý giá mà Đức Giê-hô-va đã ban cho bạn.
BẠN SẼ DÙNG MÓN QUÀ ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO NHƯ THẾ NÀO?
19. Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta món quà quý giá nào, và tại sao chúng ta nên quý trọng món quà này?
19 Như đã thấy trong Chương 5, con người được tạo ra với sự tự do ý chí. Bạn có biết đó là món quà quý giá như thế nào không? Đức Chúa Trời đã tạo vô số thú vật và chúng hành động phần lớn theo bản năng. Loài người đã chế ra những người máy có thể làm theo mọi mệnh lệnh của mình. Chúng ta có vui không nếu được Đức Chúa Trời tạo ra y như vậy? Dĩ nhiên không. Chúng ta vui là mình có tự do để quyết định trở nên một người như thế nào, theo đuổi lối sống nào, chọn người nào làm bạn, v.v... Chúng ta thích được tự do như thế, và đó là điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta được hưởng.
20, 21. Làm sao chúng ta có thể dùng sự tự do ý chí theo cách tốt nhất, và tại sao chúng ta muốn làm như vậy?
20 Đức Giê-hô-va không thích người ta phụng sự Ngài vì bị ép buộc. (2 Cô-rinh-tô 9:7) Để minh họa: Cha mẹ thích điều nào hơn—con cái tự nói “Con yêu ba mẹ” hay là vì nó được bảo phải nói? Vậy câu hỏi là: Bạn dùng sự tự do ý chí mà Đức Giê-hô-va đã ban cho như thế nào? Sa-tan, A-đam và Ê-va đã lạm dụng sự tự do ấy một cách tệ hại nhất. Họ đã từ bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Còn bạn thì sao, bạn sẽ làm gì?
21 Bạn có cơ hội dùng sự tự do ý chí mà Đức Chúa Trời ban cho theo cách tốt nhất. Bạn có thể cùng với hàng triệu người đứng về phía Đức Giê-hô-va. Họ làm Đức Chúa Trời vui lòng vì tích cực chứng tỏ Sa-tan là kẻ nói dối và là một kẻ cai trị thảm bại. (Châm-ngôn 27:11) Bạn cũng có thể làm thế bằng cách chọn lối sống đúng. Chương kế tiếp sẽ giải thích điều này.