Kinh-thánh và bạn
Chương 14
Kinh-thánh và bạn
Các nhà phê bình hiện đại nói rằng Kinh-thánh phản khoa học và mâu thuẫn, rằng Kinh-thánh chỉ là bộ sưu tập toàn những chuyện thần thoại. Ngược lại với những lời đó, Chúa Giê-su nói: “Lời Cha tức là lẽ thật” (Giăng 17:17). Chứng cớ tìm thấy đã củng cố lời của Chúa Giê-su chứ không phải lời của các nhà phê bình. Sự thật cho thấy Kinh-thánh phù hợp với lịch sử. Hơn nữa, những sự kiện như: sự hòa hợp phi thường, lời tiên tri chính xác, sự khôn ngoan sâu nhiệm và quyền lực cải thiện đời sống của người ta, tất cả đã chứng tỏ Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời. Như sứ đồ Phao-lô viết: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn” (II Ti-mô-thê 3:16).
1. (Kể cả phần nhập đề). a) Các sự thật chứng tỏ gì về Kinh-thánh? b) Sự kiện Kinh-thánh là Lời được Đức Chúa Trời soi dẫn bao hàm những ý nghĩa gì?
SỰ KIỆN Kinh-thánh là lời Đức Chúa Trời, không phải lời của loài người bao hàm ý nghĩa sâu xa. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời thật sự đã giao tiếp với loài người. Ngài đã giải đáp nhiều câu hỏi và đưa ra giải pháp cho nhiều vấn đề của chúng ta. Điều đó cũng có nghĩa là triển vọng về tương lai mà Kinh-thánh miêu tả là thật. Nước Đức Chúa Trời thật sự đang cai trị và sắp sửa loại trừ sự bất công, áp bức và đau khổ khỏi đất.
2. Việc hiểu biết được Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời phải thúc đẩy chúng ta làm gì?
2 Giờ đây có một câu hỏi là: Bạn sẽ làm gì với sự hiểu biết này? Việc biết được Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời ít ra cũng khuyến khích bạn xem xét Kinh-thánh. Thi-thiên 1:1, 2).
Người viết Thi-thiên hứa rằng những ai làm thế sẽ được hạnh phúc: “Phước cho người nào chẳng theo mưu-kế của kẻ dữ... song lấy làm vui-vẻ về luật-pháp của Đức Giê-hô-va và suy-gẫm luật-pháp ấy ngày và đêm” (Nhận sự giúp đỡ
3, 4. a) Như chính Kinh-thánh cho biết, chúng ta nên làm gì khi thấy những điều chúng ta không hiểu trong Kinh-thánh? b) Ai là những người luôn luôn sẵn sàng giúp người khác hiểu Kinh-thánh rõ hơn?
3 Lúc đọc Kinh-thánh, rất có thể bạn sẽ thấy có những điều mà bạn không hiểu được (II Phi-e-rơ 3:16). Một câu chuyện được ghi lại trong sách Công-vụ các Sứ-đồ cho thấy điều này có thể xảy ra. Chẳng bao lâu sau khi Chúa Giê-su chết, có một người Ê-thi-ô-bi đang đọc lời tiên tri trong sách Ê-sai của Kinh-thánh. Người rao giảng tin mừng của đấng Christ là Phi-líp đã đến gặp ông và hỏi: “Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?” Người Ê-thi-ô-bi không hiểu, nên ông muốn Phi-líp giúp ông (Công-vụ các Sứ-đồ 8:30, 31).
4 Một phụ nữ Hoa Kỳ đã ở trong một trường hợp tương tự như thế. Bà đọc Kinh-thánh đều đặn, nhưng có nhiều giáo lý quan trọng trong Kinh-thánh bà thấy không thể nào tự đọc mà hiểu được. Chỉ đến khi bà thảo luận với Nhân-chứng Giê-hô-va, bà mới biết được những lẽ thật căn bản của Kinh-thánh. Lẽ thật này bao gồm tầm quan trọng của Nước Đức Chúa Trời và nhiều ân phước mà Nước Trời sẽ đem lại cho nhân loại. Nếu bạn mời Nhân-chứng Giê-hô-va đến nhà, họ cũng sẽ vui mừng giúp đỡ bạn để hiểu rõ hơn những gì bạn đọc trong Kinh-thánh.
Áp dụng lời khuyên của Kinh-thánh
5. Theo Kinh-thánh, đường lối nào đem lại hạnh phúc?
5 Chúng ta được khuyến khích không những đọc Kinh-thánh mà còn phải làm theo những gì chúng ta Thi-thiên 119:2). Hơn nữa, Kinh-thánh khuyến khích: “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt-lành dường bao! Phước cho người nào nương-náu mình nơi Ngài!” (Thi-thiên 34:8). Thật ra, Kinh-thánh mời chúng ta hãy thử Đức Chúa Trời. Bạn hãy thử sống theo nguyên tắc của Đức Chúa Trời, cho thấy bạn tin cậy Đức Chúa Trời vì Ngài biết điều gì là tốt nhất cho bạn. Chỉ đến khi làm như thế bạn mới thấy rằng đây thật sự là con đường đúng. Những người có sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời như thế mới thật sự có hạnh phúc.
đọc (6. Ngày nay, cố gắng sống theo tiêu chuẩn của Kinh-thánh có thực tế không? Xin giải thích.
6 Một số người cho rằng không ai có thể sống theo nguyên tắc Kinh-thánh trong một thế gian đầy bất lương, vô luân và hung bạo này. Tuy nhiên, sự thật cho thấy là có. Họ là ai vậy? Một thanh niên ở Phi Châu đã tìm được một nhóm người như vậy. Anh viết: “Trong những năm qua, tôi đã quan sát quí vị tại Zimbabwe và thấy rằng chính quí vị, Nhân-chứng Giê-hô-va, là những người cố gắng theo gương mẫu của đấng Christ... Cho tới bây giờ, quí vị là một nhóm duy nhất đã làm cho tôi tin tưởng đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời và quyền lực của tin mừng, qua cách sống của quí vị chứ không phải chỉ bằng lời nói và sách vở. Quí vị rao giảng và sống theo tin mừng trong khi có rất nhiều người rao giảng tin mừng nhưng lại không sống theo”.
Chấp nhận quyền lực của Kinh-thánh
7. Ngày nay có những thực hành phổ thông nào trái ngược với những gì Kinh-thánh nói?
7 Sứ đồ Phao-lô nói rằng Kinh-thánh “có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị” (II Ti-mô-thê 3:16). Tuy nhiên, đôi khi Kinh-thánh nói những điều không được nhiều người ưa chuộng. Thí dụ, Kinh-thánh lên án hành động đồng tính luyến ái, nhưng lối sống này lại được nhiều người chấp nhận (Rô-ma 1:24-27; I Cô-rinh-tô 6:9-11; I Ti-mô-thê 1:9-11). Kinh-thánh cũng nói rằng sự sống của một thai nhi là quan trọng và không ai nên cố ý hủy hoại nó, thế mà mỗi năm, có khoảng 50 triệu vụ phá thai trên khắp thế giới (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:22, 23; Thi-thiên 36:9; 139:14-16; Giê-rê-mi 1:5). Nhưng nếu chính chúng ta thấy khó chấp nhận những gì Kinh-thánh nói về những vấn đề này thì sao?
8, 9. Mới đầu khi chúng ta thấy một điểm nào đó trong Kinh-thánh khó chấp nhận, chúng ta nên nhớ gì, và chúng ta nên luôn luôn chấp nhận tiêu chuẩn của ai?
8 Các tín đồ đấng Christ biết rằng làm theo Lời Đức Chúa Trời lúc nào cũng là khôn ngoan. Tại sao? Bởi vì làm theo những gì Kinh-thánh nói luôn luôn đem lại kết quả tốt nhất lâu dài về sau (Châm-ngôn 2:1-11). Thật ra, về sự khôn ngoan, loài người rất là giới hạn. Họ hiếm khi thấy trước được hậu quả cuối cùng của hành động họ làm. Nhà tiên tri Giê-rê-mi đã thú nhận: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình” (Giê-rê-mi 10:23).
9 Chúng ta chỉ cần nhìn xung quanh sẽ thấy rằng lời nhận xét trên là đúng. Đa số những vấn đề mang lại đau khổ cho thế gian là hậu quả trực tiếp do những người không nghe lời khuyên trong Lời Đức Chúa Trời gây ra. Lịch sử đau buồn triền miên của nhân loại cho thấy rằng loài người không thể thành công khi tự quyết định lấy các vấn đề luân lý. Chắc chắn Đức Chúa Trời khôn ngoan hơn chúng ta bội phần. Châm-ngôn 28:26; Giê-rê-mi 17:9).
Vậy, tại sao không chấp nhận những gì Ngài nói thay vì tin vào sự khôn ngoan riêng của chúng ta? (Không ai hoàn toàn
10, 11. a) Có thể nói gì về tâm tính của chúng ta và về thế gian gây ra những khó khăn khi chúng ta cố sống theo tiêu chuẩn của Kinh-thánh? b) Kinh-thánh khuyến khích chúng ta tìm loại kết hợp nào và chúng ta tìm đâu ra sự kết hợp như thế?
10 Kinh-thánh lưu ý chúng ta đến một phương diện khác mà chúng ta cần được giúp đỡ. Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng phạm tội. “Tâm-tánh loài người vẫn xấu-xa từ khi còn tuổi trẻ” (Sáng-thế Ký 8:21; Rô-ma 7:21). Vấn đề này càng trầm trọng hơn vì chúng ta sống trong một thế gian không theo nguyên tắc của Kinh-thánh. Vì thế, chúng ta cần được giúp đỡ không những để hiểu Kinh-thánh nhưng cũng để thực hành những điều chúng ta học được. Đó là lý do tại sao Kinh-thánh khuyến khích chúng ta kết hợp với những người đang cố gắng sống theo các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Một người viết Thi-thiên nói: “Tôi ghét bọn làm ác, chẳng chịu ngồi chung với kẻ dữ... Tôi sẽ ngợi-khen Đức Giê-hô-va trong các hội-chúng”. Một bài Thi-thiên khác nói rằng: “Anh em ăn-ở hòa-thuận nhau. Thật tốt đẹp thay!” (Thi-thiên 26:5, 12; 133:1).
11 Kết hợp với nhau là một phần cần thiết trong sự thờ phượng của Nhân-chứng Giê-hô-va. Họ có nhiều buổi họp mỗi tuần, cũng như các hội nghị định kỳ, nơi đó họ cùng nhau học hỏi Kinh-thánh và thảo luận cách thức làm sao áp dụng các nguyên tắc của Kinh-thánh trong đời sống. Họ kết hợp thành “đoàn thể anh em” trên khắp thế giới và mỗi người được khuyến khích và giúp I Phi-e-rơ 2:17, NW). Mời bạn đến dự một buổi họp của họ để thấy làm thế nào một cộng đồng như thế cũng có thể giúp đỡ bạn (Hê-bơ-rơ 10:24, 25).
đỡ để gìn giữ tiêu chuẩn cao của Kinh-thánh (Sống nhờ Lời Đức Chúa Trời
12. Biết được Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ được những ân phước nào?
12 Vì vậy, việc biết được Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời sẽ đem lại ân phước và trách nhiệm. Chúng ta được phước bởi vì ngoài Kinh-thánh ra, không có một nơi nào chúng ta tìm được sự hướng dẫn về hạnh kiểm trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa, chúng ta biết được tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong việc Ngài cung cấp chính con Ngài để làm giá chuộc hầu chúng ta có hy vọng sống đời đời (Giăng 3:16). Chúng ta nhận biết rằng Chúa Giê-su hiện đang làm Vua cai trị và sắp sửa tẩy sạch sự gian ác khỏi trái đất. Và chúng ta tin tưởng chờ đợi “trời mới đất mới”, nơi có sự công bình mà Đức Chúa Trời đã hứa (II Phi-e-rơ 3:13).
13. Khi chấp nhận Kinh-thánh là Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có trách nhiệm gì?
13 Tuy nhiên, hãy nhớ là chúng ta có trách nhiệm học hỏi Kinh-thánh và để vào vào lòng những gì Kinh-thánh nói. Chính Đức Chúa Trời khuyến giục: “Hỡi con, chớ quên sự khuyên-dạy ta. Lòng con khá giữ các mạng-lịnh ta” (Châm-ngôn 3:1). Dù đa số người xem Kinh-thánh chỉ là lời của loài người, chúng ta nên can đảm “xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả-dối” (Rô-ma 3:4). Hãy để sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời hướng dẫn đời sống bạn. “Hãy hết lòng tin-cậy Đức Giê-hô-va... Phàm trong các việc làm của con, khá nhận-biết Ngài” (Châm-ngôn 3:5, 6). Vâng theo Lời Đức Chúa Trời một cách khôn ngoan như thế sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bạn ngay bây giờ và mãi mãi về sau.
[Câu hỏi]
[Câu nổi bật nơi trang 187]
Chúng ta không những nên đọc Kinh-thánh mà còn làm theo những gì chúng ta đọc
[Câu nổi bật nơi trang 188]
Làm theo những gì Kinh-thánh nói luôn luôn đem lại kết quả tốt nhất