Hết mình dâng vật tế lễ cho Đức Giê-hô-va
“Hễ làm việc gì thì hãy làm hết mình, như làm cho Đức Giê-hô-va”.—CÔ 3:23.
1-3. (a) Sau khi Chúa Giê-su hy sinh làm giá chuộc, có phải tín đồ đạo Đấng Ki-tô không cần dâng bất cứ vật tế lễ nào? Xin giải thích. (b) Về vật tế lễ của chúng ta thời nay, câu hỏi nào được nêu lên?
Vào thế kỷ thứ nhất CN, Đức Giê-hô-va cho dân ngài biết sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su đã xóa bỏ Luật pháp Môi-se (Cô 2:13, 14). Tất cả vật tế lễ dân Do Thái đã dâng trong hàng trăm năm giờ đây không còn cần thiết và không có giá trị nữa. Luật pháp đã làm tròn nhiệm vụ của “người giám hộ dẫn đến Đấng Ki-tô”.—Ga 3:24.
2 Điều này không có nghĩa là tín đồ đạo Đấng Ki-tô không còn quan tâm đến vật tế lễ. Ngược lại, sứ đồ Phi-e-rơ nói họ cần “dâng của tế-lễ thiêng-liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus-Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời” (1 Phi 2:5, Bản Truyền thống). Hơn nữa, sứ đồ Phao-lô nói rõ đời sống của một tín đồ đã dâng mình, bao gồm mọi khía cạnh, có thể được xem là “vật tế lễ”.—Rô 12:1.
3 Vì thế, tín đồ đạo Đấng Ki-tô dâng vật tế lễ cho Đức Giê-hô-va theo nghĩa là dâng điều gì đó cho ngài hay từ bỏ điều gì đó vì ngài. Dựa trên sự hiểu biết về vật tế lễ của dân Y-sơ-ra-ên xưa, chúng ta phải làm gì để vật tế lễ của mình được Đức Giê-hô-va chấp nhận?
TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
4. Chúng ta phải nhớ điều gì về các hoạt động thường ngày?
4 Có lẽ chúng ta khó thấy các hoạt động trong đời sống hằng ngày liên quan đến việc dâng vật tế lễ cho Đức Giê-hô-va. Có vẻ như việc nhà, việc học, công việc ngoài đời, mua sắm, v.v. không liên quan gì đến sự thờ phượng. Tuy nhiên, nếu đã dâng mình cho Đức Giê-hô-va hoặc dự định làm thế, thái độ của bạn đối với các hoạt động ngoài đời rất quan trọng. Chúng ta là tín đồ đạo đấng Ki-tô 24/24 giờ. Vì thế, Cô-lô-se 3:18-24.
chúng ta cần áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh vào mọi khía cạnh của đời sống. Đó là lý do Phao-lô khuyến khích chúng ta: “Hễ làm việc gì thì hãy làm hết mình, như làm cho Đức Giê-hô-va chứ không phải cho người ta”.—Đọc5, 6. Chúng ta cần suy xét điều gì về hạnh kiểm và cách ăn mặc hằng ngày của mình?
5 Hoạt động thường ngày của một tín đồ không nằm trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Dù thế, khi Phao-lô khuyến khích chúng ta làm việc gì thì “làm hết mình, như làm cho Đức Giê-hô-va”, điều này khiến chúng ta suy nghĩ về toàn bộ cuộc sống của mình. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này cho chính mình như thế nào? Hành động và cách ăn mặc của chúng ta có luôn đúng mực không? Hoặc có khi nào cách cư xử hay ăn mặc của chúng ta khi tham gia các hoạt động thường ngày khiến chúng ta ngại cho người khác biết mình là Nhân Chứng Giê-hô-va? Mong là chuyện đó không bao giờ xảy ra! Dân Đức Giê-hô-va không muốn làm bất cứ điều gì khiến danh của ngài bị bôi nhọ.—Ê-sai 43:10; 2 Cô 6:3, 4, 9.
6 Chúng ta hãy xem xét làm thế nào ước muốn “làm hết mình, như làm cho Đức Giê-hô-va” tác động đến một số lĩnh vực trong đời sống của chúng ta. Khi xem xét, hãy nhớ rằng bất cứ vật gì dân Y-sơ-ra-ên dâng lên Đức Giê-hô-va đều phải là vật tốt nhất họ có.—Xuất 23:19.
ĐỜI SỐNG ĐƯỢC TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
7. Sự dâng mình của tín đồ đạo Đấng Ki-tô bao hàm điều gì?
7 Khi dâng mình cho Đức Giê-hô-va, bạn đã làm điều đó vô điều kiện. Bạn đã hứa sẽ đặt Đức Giê-hô-va lên hàng đầu trong mọi khía cạnh của đời sống. (Đọc Hê-bơ-rơ 10:7). Đó là quyết định khôn ngoan. Chắc chắn bạn đã cảm nghiệm rằng khi tìm kiếm ý muốn của Đức Giê-hô-va trong một vấn đề nào đó và nỗ lực làm theo ý ngài, bạn nhận được kết quả mỹ mãn (Ê-sai 48:17, 18). Dân Đức Chúa Trời thánh sạch và hạnh phúc vì họ phản ánh những đức tính của đấng dạy dỗ họ.—Lê 11:44; 1 Ti 1:11.
8. Việc Đức Giê-hô-va xem những vật tế lễ của dân Y-sơ-ra-ên là thánh có nghĩa gì đối với chúng ta?
8 Các vật tế lễ dân Y-sơ-ra-ên dâng cho Đức Giê-hô-va được xem là thánh (Lê 6:25; 7:1). Từ Hê-bơ-rơ dịch là “sự thánh khiết” nói đến sự tách biệt, dành riêng ra hoặc thánh hóa cho Đức Chúa Trời. Để được Đức Giê-hô-va chấp nhận, vật tế lễ của chúng ta phải tách biệt khỏi những ảnh hưởng ô uế của thế gian. Chúng ta không thể yêu những gì Đức Giê-hô-va ghét. (Đọc 1 Giăng 2:15-17). Rõ ràng, điều này có nghĩa là chúng ta phải tránh dính líu đến bất cứ hoạt động hay tổ chức nào làm mình bị ô uế trước mắt Đức Chúa Trời (Ê-sai 2:4; Khải 18:4). Nó cũng có nghĩa là chúng ta không cho phép mắt mình tiếp tục nhìn những điều không trong sạch, vô luân, hoặc để tâm trí mơ tưởng đến những điều đó.—Cô 3:5, 6.
9. Tại sao cách chúng ta đối xử với người khác là quan trọng?
9 Phao-lô khuyến khích anh em đồng đạo: “Đừng quên làm điều tốt và chia sẻ với người khác những gì mình có, vì những lễ vật như thế làm hài lòng Đức Chúa Trời” (Hê 13:16). Như vậy, nếu hằng ngày chúng ta làm điều tốt và giúp đỡ người khác, Đức Giê-hô-va sẽ xem đó là lễ vật đẹp lòng ngài. Yêu thương và quan tâm đến người khác là đặc điểm nổi bật của tín đồ đạo Đấng Ki-tô chân chính.—Giăng 13:34, 35; Cô 1:10.
TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG
10, 11. Đức Giê-hô-va xem thánh chức và việc thờ phượng của chúng ta như thế nào? Điều này nên tác động đến chúng ta ra sao?
10 Một cách chúng ta làm điều tốt cho người khác là “công bố niềm hy vọng của mình”. Bạn có nắm bắt mọi cơ hội để làm chứng không? Phao-lô nói chúng ta cần “dâng cho Đức Chúa Trời lễ vật là lời ngợi khen, tức bông trái từ môi miệng mình, là môi miệng công bố danh ngài” (Hê 10:23; 13:15; Ô-sê 14:2). Xét xem mình dành bao nhiêu thời gian để rao giảng tin mừng Nước Trời cũng như làm sao dùng thời gian đó cách hiệu quả là điều có ích, và nhiều phần trong Buổi họp công tác giúp chúng ta làm thế. Tuy nhiên, điểm chính cần nhớ là khi tham gia công việc rao giảng và làm chứng bán chính thức, chúng ta dâng “lễ vật là lời ngợi khen”, tức một phần của sự thờ phượng, vì thế chúng ta nên dâng lễ vật tốt nhất mình có. Đành rằng mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nhưng thời gian chúng ta dành để rao truyền tin mừng thường cho thấy chúng ta quý trọng những điều thiêng liêng đến mức nào.
11 Tín đồ đạo Đấng Ki-tô đều đặn dành thời gian để thờ phượng Đức Giê-hô-va tại nhà hay tại nơi nhóm họp. Đức Giê-hô-va đòi hỏi chúng ta làm thế. Đành rằng chúng ta không cần giữ ngày Sa-bát hay đều đặn đến Giê-ru-sa-lem để giữ các kỳ lễ, nhưng những dịp lễ đó tương tự với một số hoạt động của tín đồ thời nay. Đức Chúa Trời vẫn muốn chúng ta không làm những việc vô ích nữa mà học Lời Ngài, cầu nguyện và tham dự các 1 Tê 5:17; Hê 10:24, 25). Về các hoạt động thiêng liêng, chúng ta nên tự hỏi: “Tôi có thể cải thiện phẩm chất của sự thờ phượng của mình không?”.
buổi nhóm họp. Ngoài ra, người chủ gia đình cần chủ động hướng dẫn Buổi thờ phượng của gia đình (12. (a) Việc dâng hương trong sự thờ phượng thời xưa được so sánh với điều gì thời nay? (b) Sự so sánh này nên ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta cầu nguyện?
12 Vua Đa-vít hát cho Đức Giê-hô-va: “Nguyện lời cầu-nguyện tôi thấu đến trước mặt Chúa như hương” (Thi 141:2). Hãy ngẫm nghĩ một chút về sự đều đặn và phẩm chất lời cầu nguyện của bạn. Sách Khải huyền ví “lời cầu nguyện của những người thánh” như hương, theo nghĩa là lời cầu nguyện đẹp lòng Đức Giê-hô-va đến với ngài giống như mùi hương ngọt ngào và dễ chịu (Khải 5:8). Vào thời dân Y-sơ-ra-ên, hương dâng thường xuyên trên bàn thờ Đức Giê-hô-va phải được chuẩn bị cẩn thận và đúng cách. Đức Giê-hô-va chỉ chấp nhận lễ vật ấy khi nó được dâng theo đúng sự hướng dẫn của ngài (Xuất 30:34-37; Lê 10:1, 2). Nếu lời cầu nguyện chân thành của chúng ta cũng được dâng lên theo cách tương tự, chúng ta có thể tin chắc lời cầu nguyện ấy đẹp ý Đức Giê-hô-va.
TRONG VIỆC ĐÓNG GÓP
13, 14. (a) Ép-ba-phô-đi và hội thánh ở Phi-líp đã làm gì cho Phao-lô? Phao-lô cảm thấy thế nào? (b) Chúng ta có thể noi gương Ép-ba-phô-đi và hội thánh ở Phi-líp như thế nào?
13 Việc đóng góp tài chính để ủng hộ công việc toàn cầu có thể được xem là một vật tế lễ, dù chúng ta dâng nhiều hay ít (Mác 12:41-44). Vào thế kỷ thứ nhất CN, hội thánh ở Phi-líp cử Ép-ba-phô-đi đến Rô-ma để chăm lo nhu cầu vật chất cho Phao-lô. Dường như Ép-ba-phô-đi đã mang theo một số tiền, là quà hội thánh gửi tặng. Đây không phải lần đầu tiên tín đồ ở Phi-líp tỏ lòng rộng rãi với Phao-lô. Họ gửi món quà này vì muốn Phao-lô không phải lo lắng về tài chính và có nhiều thời gian hơn cho thánh chức. Phao-lô xem món quà ấy như thế nào? Ông xem quà ấy “như một mùi hương ngọt ngào, một vật tế lễ xứng đáng và đẹp lòng Đức Chúa Trời”. (Đọc Phi-líp 4:15-19). Phao-lô đã rất quý trọng lòng tử tế và rộng rãi của anh em thành Phi-líp, Đức Giê-hô-va cũng thế.
14 Thời nay, Đức Giê-hô-va cũng rất quý trọng sự đóng góp của chúng ta cho công việc toàn cầu. Hơn nữa, ngài hứa rằng nếu chúng ta tiếp tục đặt quyền lợi Nước Trời lên hàng đầu trong đời sống, ngài sẽ chăm lo cho nhu cầu tâm linh lẫn vật chất của chúng ta.—Mat 6:33; Lu 6:38.
HÃY THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN
15. Bạn biết ơn Đức Giê-hô-va vì một số lý do nào?
15 Chúng ta có rất nhiều lý do để biết ơn Đức Giê-hô-va. Chẳng phải mỗi ngày chúng ta nên cảm tạ ngài về món quà sự sống hay sao? Ngài ban cho chúng ta mọi thứ cần thiết để duy trì sự sống—thực phẩm, quần áo, chỗ ở cũng như không khí chúng ta thở. Hơn nữa, đức tin, dựa trên sự hiểu biết chính xác, cho chúng ta niềm hy vọng. Thật thế, Đức Giê-hô-va xứng đáng để chúng ta thờ phượng và dâng lễ vật là lời ngợi khen, đơn giản vì ngài tạo ra chúng ta và ban cho chúng ta nhiều điều.—Đọc Khải huyền 4:11.
16. Chúng ta nên thể hiện lòng biết ơn sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Ki-tô qua cách nào?
16 Như chúng ta đã thấy trong bài trước, Đức Chúa Trời ban cho nhân loại món quà đặc biệt quý giá là sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Ki-tô. Đây là biểu hiện nổi bật của tình yêu thương Đức Chúa Trời dành cho chúng ta (1 Giăng 4:10). Chúng ta đáp lại tình yêu thương ấy bằng cách nào? Phao-lô cho biết: “Tình yêu thương của Đấng Ki-tô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi đã kết luận như vầy: Một người chết vì mọi người;... và ngài chết cho mọi người, để những người sống thì không sống cho chính mình nữa, mà sống cho đấng đã chết vì họ và đã được sống lại” (2 Cô 5:14, 15). Nói cách khác, nếu biết ơn lòng nhân từ bao la của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ dùng đời sống mình để tôn kính ngài và Con ngài. Lòng yêu thương và biết ơn của chúng ta đối với Đức Chúa Trời và Đấng Ki-tô thể hiện qua việc chúng ta vâng lời cũng như mong muốn rao giảng và dạy dỗ muôn dân trở thành môn đồ.—1 Ti 2:3, 4; 1 Giăng 5:3.
17, 18. Nhiều người đã dâng lễ vật là lời ngợi khen cho Đức Giê-hô-va nhiều hơn qua những cách nào? Hãy kể một kinh nghiệm.
17 Bạn có thể làm lời ngợi khen dâng lên Đức Giê-hô-va trở thành lễ vật tốt hơn không? Sau khi suy ngẫm tất cả điều tốt lành Đức Giê-hô-va làm cho mình, nhiều người được thúc đẩy để sắp xếp thời gian và công việc hầu tham gia nhiều hơn vào việc rao giảng hay những hoạt động thần quyền khác. Một số người làm tiên phong phụ trợ một hoặc nhiều tháng trong năm, số khác làm tiên phong đều đều. Cũng có những anh chị tham gia các dự án xây cất của tổ chức. Đó chẳng phải là những cách tuyệt vời để thể hiện lòng biết ơn sao? Nếu chúng ta làm với động lực đúng, vì muốn thể hiện lòng biết ơn và cảm tạ Đức Giê-hô-va, thì những việc ấy làm đẹp lòng ngài.
18 Nhiều anh chị thấy mình mang ơn Đức Giê-hô-va và muốn báo đáp ngài. Một người trong số đó là chị Morena. Chị có nhiều thắc mắc về tâm linh và đã đi tìm lời giải đáp trong đạo chị theo từ nhỏ là Công giáo, cũng như trong triết học châu Á. Tuy nhiên, chị không tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Chỉ khi bắt đầu tìm hiểu Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va thì niềm khao khát của chị về tâm linh mới được đáp ứng. Chị Morena vô cùng biết ơn vì mọi thắc mắc của chị đã được giải đáp dựa trên Kinh Thánh và nhờ thế chị có đời sống hạnh phúc. Điều này khiến chị muốn báo đáp Đức Giê-hô-va bằng cách dùng hết năng lực để phụng sự ngài. Ngay sau khi báp-têm, chị bắt đầu làm tiên phong phụ trợ mỗi tháng, và khi hoàn cảnh cho phép, chị liền làm tiên phong đều đều. Đã 30 năm trôi qua, giờ đây chị Morena vẫn còn phụng sự trọn thời gian.
19. Bạn có thể dâng vật tế lễ cho Đức Giê-hô-va nhiều hơn qua những cách nào?
19 Dĩ nhiên, vì hoàn cảnh mà nhiều anh chị trung thành không thể làm tiên phong. Nhưng bất luận chúng ta làm được bao nhiêu cho Đức Giê-hô-va, mọi người đều có thể dâng những vật tế lễ thiêng liêng được ngài chấp nhận. Về hạnh kiểm, chúng ta theo sát các nguyên tắc công chính, nhớ rằng mình đại diện cho Đức Giê-hô-va vào mọi lúc. Về đức tin, chúng ta hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va sẽ hoàn thành ý định của ngài. Về những việc lành, chúng ta góp phần rao truyền tin mừng. Với lòng tràn đầy biết ơn về những gì Đức Giê-hô-va đã làm cho chúng ta, hãy tiếp tục hết mình dâng vật tế lễ cho ngài.
[Câu hỏi thảo luận]
[Câu nổi bật nơi trang 25]
Sự tốt lành của Đức Giê-hô-va có thôi thúc bạn làm lời ngợi khen trở thành lễ vật tốt hơn không?
[Hình nơi trang 23]
Bạn có nắm bắt mọi cơ hội để làm chứng không?