Đón nhận ân phước từ vị vua được thánh linh Đức Chúa Trời hướng dẫn!
Đón nhận ân phước từ vị vua được thánh linh Đức Chúa Trời hướng dẫn!
“Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài”.—Ê-SAI 11:2.
1. Một số người lo lắng điều gì về vấn đề trên thế giới?
“Trong thế giới xáo trộn về chính trị, xã hội và môi trường, làm sao nhân loại có thể tiếp tục tồn tại thêm 100 năm nữa?”. Đó là câu hỏi mà nhà vật lý học thiên thể Stephen Hawking đã nêu lên vào năm 2006. Một bài báo trong tạp chí New Statesman nhận xét: “Chúng ta chưa xóa bỏ được nạn nghèo đói hoặc xây dựng nền hòa bình thế giới. Trái lại, chúng ta dường như lại đạt được những điều trái ngược! Không phải là chúng ta đã không cố gắng. Chúng ta đã thử mọi cách từ kinh tế bao cấp đến thị trường tự do; từ Hội Quốc Liên đến việc tích lũy vũ khí hạt nhân để ngăn ngừa chiến tranh. Chúng ta tưởng rằng chúng ta biết cách để kết thúc chiến tranh, nhưng rốt cuộc lại tham gia quá nhiều cuộc chiến”.
2. Chẳng bao lâu nữa, Đức Giê-hô-va sẽ thể hiện quyền tối thượng chính đáng của Ngài trên đất như thế nào?
2 Tôi tớ Đức Giê-hô-va không ngạc nhiên gì đối với những lời nhận xét như thế. Kinh Thánh cho biết con người không được tạo ra để tự cai trị mình (Giê 10:23). Chỉ Đức Giê-hô-va là Đấng Tối Thượng chính đáng. Ngài có quyền đặt ra các tiêu chuẩn, xác định mục tiêu nên có trong đời sống cũng như hướng dẫn chúng ta đến mục tiêu ấy. Ngoài ra, chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ thực thi uy quyền để chấm dứt những nỗ lực tự trị chỉ dẫn đến thất bại của nhân loại. Đồng thời, Ngài sẽ hủy diệt tất cả những ai—qua việc bác bỏ quyền tối thượng chính đáng của Ngài—đã khiến nhân loại tiếp tục làm nô lệ cho tội lỗi, sự bất toàn và “chúa đời nầy” là Sa-tan Ma-quỉ.—2 Cô 4:4.
3. Ê-sai tiên tri điều gì về Đấng Mê-si?
3 Trong thế giới mới, Đức Giê-hô-va sẽ thể hiện quyền tối thượng đầy yêu thương đối với nhân loại qua nước Đấng Mê-si (Đa 7:13, 14). Liên quan đến vị vua nước này, Ê-sai tiên tri: “Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái. Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn-ngoan và thông-sáng, thần mưu-toan và mạnh-sức, thần hiểu-biết và kính-sợ Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 11:1, 2). Vậy, qua thánh linh, Đức Chúa Trời đã dùng những cách cụ thể nào để “một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai”—tức Chúa Giê-su—hội đủ tiêu chuẩn để cai trị nhân loại? Sự cai trị của ngài mang lại những ân phước nào? Và chúng ta phải làm gì để nhận được các ân phước ấy?
Hội đủ tiêu chuẩn để cai trị
4-6. Sự hiểu biết quan trọng nào giúp Chúa Giê-su phục vụ với tư cách là Vua, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và Quan Xét khôn ngoan, có lòng thương xót?
4 Đức Giê-hô-va muốn thần dân của Ngài đạt đến sự hoàn toàn dưới sự hướng dẫn của vị Vua, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và Quan Xét thật sự khôn ngoan, có lòng thương xót. Đó là lý do Đức Chúa Trời chọn Chúa Giê-su, đấng mà bởi thánh linh được hội đủ tiêu chuẩn để đảm nhận các trách nhiệm quan
trọng nhất. Hãy xem xét một số lý do cho thấy tại sao Chúa Giê-su có thể hoàn thành trọn vẹn các vai trò Đức Chúa Trời giao.5 Chúa Giê-su hiểu biết sâu sắc nhất về Đức Chúa Trời. Người Con độc sanh đã biết Cha lâu hơn ai hết, dường như hàng tỉ năm. Trong thời gian đó, Chúa Giê-su hiểu rõ Đức Giê-hô-va đến nỗi ngài được miêu tả “là hình-ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được” (Cô 1:15). Chính Chúa Giê-su đã nói: “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha”.—Giăng 14:9.
6 Chúa Giê-su biết rất rõ về sự sáng tạo, bao gồm nhân loại, chỉ sau Đức Giê-hô-va. Cô-lô-se 1:16, 17 cho biết: “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được... Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài”. Hãy thử hình dung. Với tư cách là “thợ cái” của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su đã góp phần vào mọi khía cạnh của sự sáng tạo. Vì thế, ngài hiểu mỗi chi tiết của cả vũ trụ từ những hạt hạ nguyên tử cho đến bộ não kỳ diệu của con người. Thật vậy, Chúa Giê-su là hiện thân của sự khôn ngoan!—Châm 8:12, 22, 30, 31.
7, 8. Thánh linh Đức Chúa Trời đã giúp Chúa Giê-su thế nào trong thánh chức?
7 Chúa Giê-su được thánh linh Đức Chúa Trời bổ nhiệm. Chúa Giê-su phán: “Thần của Chúa ngự trên ta; Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà-hiếp được tự-do; Và để đồn ra năm lành của Chúa” (Lu-ca 4:18, 19). Khi Chúa Giê-su làm báp-têm, thánh linh khiến ngài nhớ lại mọi điều đã biết trước khi xuống đất làm người, kể cả những gì Đức Chúa Trời muốn ngài thực hiện trong thánh chức với tư cách là Đấng Mê-si.—Đọc Ê-sai 42:1; Lu-ca 3:21, 22; Giăng 12:50.
8 Vì được ban cho thánh linh và có tinh thần lẫn thể chất hoàn hảo, Chúa Giê-su không chỉ là người vĩ đại nhất từng sống trên đất mà còn là Người Thầy vĩ đại nhất. Thật vậy, người nghe “vô cùng ngạc nhiên về sự dạy dỗ của Ngài” (Mat 7:28, Bản Dịch Mới). Chúa Giê-su có thể nêu lên nguồn gốc vấn đề của nhân loại—tội lỗi, bất toàn và thiếu sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Ngoài ra, ngài cũng có thể biết lòng người ta thật sự thế nào và đối xử với họ cách phù hợp.—Mat 9:4; Giăng 1:47.
9. Khi suy ngẫm những điều Chúa Giê-su làm trên đất, tại sao bạn càng tin chắc ngài là Đấng Cai Trị tuyệt vời?
9 Chúa Giê-su từng là người trên đất. Kinh nghiệm làm người và mối quan hệ mật thiết với những người bất toàn đã góp phần lớn giúp Chúa Giê-su hội đủ tiêu chuẩn làm Vua. Sứ đồ Phao-lô viết: “[Chúa Giê-su] phải chịu làm giống như anh em mình trong mọi sự, hầu cho đối với Đức Chúa Trời, trở nên thầy tế-lễ thượng-phẩm, hay thương-xót và trung-tín, đặng đền tội cho chúng dân. Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám-dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám-dỗ vậy” (Hê 2:17, 18). Vì từng “bị cám-dỗ”, Chúa Giê-su có thể cảm thông với những ai đang đương đầu với thử thách. Chúa Giê-su cũng thể hiện rõ lòng trắc ẩn trong thánh chức. Người bệnh, người tàn tật, người bị áp bức, thậm chí trẻ em, cảm thấy dễ đến gần ngài (Mác 5:22-24, 38-42; 10:14-16). Người khiêm nhường và khao khát về tâm linh cũng được thu hút đến gần ngài. Trái lại, kẻ ngạo mạn, kẻ kiêu căng và kẻ “chẳng có sự yêu-mến Đức Chúa Trời” đã bác bỏ, thù ghét và chống đối Chúa Giê-su.—Giăng 5:40-42; 11:47-53.
10. Chúa Giê-su chứng tỏ tình yêu thương với chúng ta qua cách lớn lao nào?
10 Chúa Giê-su hy sinh mạng sống vì chúng ta. Về việc Chúa Giê-su thích hợp là Đấng Cai Trị, có lẽ bằng chứng mạnh mẽ nhất là ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chúng ta (Đọc Thi-thiên 40:6-10). Chúa Giê-su nói: “Chẳng có sự yêu-thương nào lớn hơn là vì bạn-hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15:13). Thật vậy, không giống như những nhà cai trị bất toàn thường sống xa xỉ trên đồng tiền của người dân, Chúa Giê-su hy sinh chính đời sống mình cho nhân loại.—Mat 20:28.
Được trao quyền để giúp nhân loại nhận lợi ích từ giá chuộc
11. Tại sao chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy Chúa Giê-su là Đấng Chuộc Tội của chúng ta?
11 Thật thích hợp biết bao khi Chúa Giê-su, với tư cách Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, là người dẫn đầu trong việc giúp chúng ta nhận lợi ích từ giá chuộc! Thật vậy, trong suốt thời gian làm thánh chức, Chúa Giê-su cho chúng ta thấy trước điều ngài sẽ làm với tư cách là Đấng Chuộc Tội trong Triều Đại Một Ngàn Năm—thời kỳ chúng ta có thể được vui hưởng nếu trung thành. Ngài chữa lành người bệnh, người tàn tật, làm người chết sống lại, cung cấp thức ăn cho đám đông và thậm chí kiểm soát các lực thiên nhiên (Mat 8:26; 14:14-21; Lu 7:14, 15). Hơn nữa, ngài làm những điều này không phải để phô trương uy quyền và sức mạnh, nhưng để thể hiện lòng trắc ẩn và yêu thương. Ngài đã phán với người cùi cầu xin được chữa lành: “Ta khứng” (Mác 1:40, 41). Chúa Giê-su sẽ thể hiện lòng trắc ẩn như thế trong Triều Đại Một Ngàn Năm, nhưng trên bình diện toàn cầu.
12. Ê-sai 11:9 sẽ được ứng nghiệm thế nào?
12 Chúa Giê-su và những người đồng cai trị với ngài sẽ tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục về thiêng liêng mà ngài đã khởi xướng cách đây gần 2.000 năm. Nhờ thế, Ê-sai 11:9 sẽ được ứng nghiệm: “Vì thế-gian sẽ đầy-dẫy sự hiểu-biết Đức Giê-hô-va, như các dòng nước che-lấp biển”. Nền giáo dục của Đức Chúa Trời chắc chắn bao gồm những hướng dẫn về cách chăm sóc trái đất và vô số tạo vật trên đất, như nhiệm vụ thời ban đầu của A-đam. Cuối 1.000 năm, ý định ban đầu của Đức Chúa Trời nơi Sáng-thế Ký sẽ được ứng nghiệm, và giá chuộc sẽ được áp dụng trọn vẹn. 1:28
Được trao quyền để phán xét
13. Làm thế nào Chúa Giê-su cho thấy ngài yêu chuộng sự công bình?
13 Chúa Giê-su là “Đấng Đức Chúa Trời đã lập lên để đoán-xét kẻ sống và kẻ chết” (Công-vụ 10:42). Thật an tâm khi biết Chúa Giê-su là vị vua thanh liêm, và ngài thắt lưng bằng sự công bình và thành tín! (Ê-sai 11:5). Ngài ghét sự tham lam, giả hình và những điều ác khác. Ngài lên án những người vô tâm trước sự đau khổ của người khác (Mat 23:1-8, 25-28; Mác 3:5). Hơn nữa, Chúa Giê-su cho thấy ngài không bị đánh lừa bởi ngoại diện, vì ngài “tự hiểu thấu mọi điều trong lòng người ta”.—Giăng 2:25.
14. Ngày nay, Chúa Giê-su cho thấy ngài yêu chuộng sự công bình và công lý qua cách nào? Và chúng ta nên tự hỏi điều gì?
14 Chúa Giê-su tiếp tục cho thấy ngài yêu chuộng sự công bình và công lý qua việc trông nom chương trình rao giảng và dạy dỗ lớn nhất trong lịch sử thế giới. Không người nào, chính phủ nào của con người và không thần linh độc ác nào có thể cản trở công việc này được hoàn thành đến mức Đức Chúa Trời thấy hài lòng. Vì thế, chúng ta có thể tin cậy tuyệt đối rằng khi Ha-ma-ghê-đôn kết thúc, công lý của Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng (Đọc Ê-sai 11:4; Ma-thi-ơ 16:27). Hãy tự hỏi: “Tôi có phản ánh thái độ như Chúa Giê-su đối với những người tôi gặp trong thánh chức không? Tôi có dâng cho Đức Giê-hô-va những điều tốt nhất dù bị giới hạn vì sức khỏe và hoàn cảnh không?”.
15. Ghi nhớ gì có thể giúp chúng ta dâng điều tốt nhất cho Đức Chúa Trời?
15 Chúng ta có thể được giúp để phụng sự Đức Chúa Trời hết lòng nếu ghi nhớ rằng công việc rao giảng là của Ngài. Đức Chúa Trời đưa ra mệnh lệnh này, hướng dẫn qua Con Ngài, và dùng thánh linh để thêm sức cho những người tham gia công việc này. Bạn có quý trọng đặc ân được là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời và Con Ngài, đấng được thánh linh hướng dẫn không? Ngoài Đức Giê-hô-va, không ai khác có thể thúc đẩy bảy triệu người—đa số bị xem là ‘không có chữ nghĩa, thuộc giới bình dân’—chia sẻ thông điệp Nước Trời trong 236 quốc gia và lãnh thổ.—Công-vụ 4:13, Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Hãy tìm kiếm ân phước qua Chúa Giê-su!
16. Sáng-thế Ký 22:18 ngụ ý gì về ân phước của Đức Chúa Trời?
16 Đức Giê-hô-va phán với Áp-ra-ham: “Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế-gian đều sẽ nhờ dòng-dõi ngươi mà được phước” (Sáng 22:18). Điều này ngụ ý rằng những người quý trọng việc phụng sự Đức Chúa Trời và Con Ngài có thể vững lòng trông chờ những ân phước mà Dòng Dõi mang lại. Ghi nhớ các ân phước này, họ hiện đang sốt sắng trong việc phụng sự.
17, 18. Lời hứa nào của Đức Giê-hô-va được ghi nơi Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:2? Và điều này có nghĩa gì với chúng ta?
17 Với dòng dõi của Áp-ra-ham, tức dân Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời từng phán: “Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, nầy là mọi phước-lành [được ghi trong giao ước Luật pháp] sẽ giáng xuống trên mình ngươi” (Phục 28:2). Điều này có thể áp dụng cho tôi tớ Đức Chúa Trời ngày nay. Nếu bạn mong muốn nhận ân phước của Đức Giê-hô-va, hãy “nghe theo” tiếng phán Ngài. Rồi ân phước ‘sẽ giáng xuống trên bạn’. Tuy nhiên, “nghe theo” bao hàm điều gì?
Mat 24:45). “Nghe theo” cũng có nghĩa là vâng lời Đức Chúa Trời và Con Ngài. Chúa Giê-su nói: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên-đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý-muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Mat 7:21). Ngoài ra, “nghe theo” Đức Chúa Trời có nghĩa là sẵn sàng vâng phục sắp đặt mà Ngài đã thiết lập, đó là hội thánh với “các ơn” tức những trưởng lão được bổ nhiệm.—Ê-phê 4:8.
18 “Nghe theo” chắc chắn bao hàm việc xem xét nghiêm túc những điều được nói trong Lời Đức Chúa Trời và thức ăn thiêng liêng mà Ngài cung cấp (19. Làm thế nào chúng ta có thể nhận được ân phước?
19 “Các ơn” này bao gồm các thành viên của Hội đồng lãnh đạo, những người đại diện cho toàn bộ hội thánh tín đồ Đấng Christ (Công 15:2, 6). Thế nên, thái độ của chúng ta đối với anh em thiêng liêng của Chúa Giê-su là yếu tố chính quyết định chúng ta được phán xét thế nào trong hoạn nạn lớn sắp đến (Mat 25:34-40). Do đó, một cách mà chúng ta có thể nhận được ân phước là trung thành ủng hộ những người được xức dầu của Đức Chúa Trời.
20. (a) Trách nhiệm chính của “các ơn” là gì? (b) Làm thế nào chúng ta có thể tỏ lòng quý trọng các anh này?
20 “Các ơn” cũng bao gồm các thành viên của Ủy ban chi nhánh, giám thị lưu động và trưởng lão trong hội thánh—tất cả đều được thánh linh bổ nhiệm (Công 20:28). Trách nhiệm chính của các anh này là gây dựng dân sự Đức Chúa Trời “cho đến chừng... thảy đều hiệp một trong đức-tin và trong sự hiểu-biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành-nhân, được tầm-thước vóc-giạc trọn-vẹn của Đấng Christ” (Ê-phê 4:13). Đành rằng họ đều bất toàn như tất cả chúng ta, nhưng chúng ta sẽ nhận được ân phước nếu hưởng ứng với lòng biết ơn về sự chăn chiên đầy yêu thương của họ.—Hê 13:7, 17.
21. Tại sao vâng lời Con Đức Chúa Trời là điều cấp bách?
21 Chẳng bao lâu nữa, Chúa Giê-su sẽ ra tay tiêu diệt hệ thống gian ác của Sa-tan. Khi ấy, sự sống chúng ta nằm trong tay Chúa Giê-su, vì ngài được Đức Chúa Trời cho phép dẫn đưa đám đông “vô-số người” đến “suối nước sống” như đã được tiên tri (Khải 7:9, 16, 17). Vì thế, chúng ta hãy cố gắng hết sức để sẵn lòng vâng phục và biết ơn vị Vua được thánh linh Đức Giê-hô-va hướng dẫn.
Bạn học được gì từ...
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 17]
Lòng trắc ẩn của Chúa Giê-su được thể hiện rõ khi làm con gái Giai-ru sống lại
[Hình nơi trang 18]
Chúa Giê-su đang trông nom chương trình rao giảng và dạy dỗ lớn nhất trong lịch sử